Chiếc ghế 'Phó Tài chính' và nỗi ám ảnh 'mất đoàn kết kéo dài'

[Ngày Nay] - Kết thúc Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khóa 8, vị trí gây tranh cãi nhất chính là Phó Chủ tịch phụ trách tài chính và vận động tài trợ, nơi ông Cấn Văn Nghĩa đã vượt qua 3  ứng viên  sáng giá để thắng cử. Có nhiều câu chuyện kỳ lạ  xung quanh chiếc ghế của ông Nghĩa, người đã lập tức trở thành “tâm điểm” của sự chú ý trong nhiệm kỳ mới của VFF.
Chiếc ghế 'Phó Tài chính' và nỗi ám ảnh 'mất đoàn kết kéo dài'

Chuyện bất thường mà bình thường của chiếc "ghế"

Nếu đánh giá  theo cách thông thường, việc Nguyên Giám đốc Khu LHTTQG Mỹ Đình Cấn Văn Nghĩa trúng cử chức Phó Chủ tịch phụ trách Tài chính và vận động tài trợ của VFF  khóa 8 thực sự là một cú sốc, một kết quả có gì đó bi hài. Bởi đối thủ cạnh tranh với ông đều là  3 gương mặt sáng giá, gồm hai doanh nhân trẻ đình đám  Nguyễn Hoài Nam (Tổng giám đốc Tập đoàn Berjaya VN), Trần Văn Liêng (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Ca cao VN).  Người còn lại cũng rất nặng ký, ông  Lê Văn Thành (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP thể thao Động Lực, đương kim Chủ tịch Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam. 

Thế mà, cuối cùng chiếc ghế nhiều áp lực mà cũng đầy hấp dẫn ấy lại thuộc về ông Cấn Văn Nghĩa, người tưởng như nhiều bất lợi nhất, thiếu nhiều tiêu chí nhất. Và nếu nhìn nhận từ góc độ của đời sống bóng đá Việt Nam luốn là một thế giới riêng, được kết đọng ở mỗi kỳ Đại hội VFF, thì lại thấy điều đó chẳng quá lạ.

Ông Nghĩa vượt trội về quan hệ, về kinh nghiệm so với các ứng viên khác để thích ứng, phát huy cao nhất trong môi trường siêu đặc thù và phức tạp. Chẳng phải ngẫu nhiên mà hai doanh nhân trẻ Nguyễn Hoài Nam và Trần Văn Liêng đã bị loại khỏi cuộc đua ngay từ vòng một, khi mỗi người chỉ nhận được vài phiếu.

Chiếc ghế 'Phó Tài chính' và nỗi ám ảnh 'mất đoàn kết kéo dài' ảnh 1

Giờ đây, điều quan trọng nhất, ông Nghĩa đã là người chiến thắng, đã là Phó Chủ tịch VFF sau khi mới nghỉ hưu. Chiếc ghế đã có chủ, còn thực hiện như thế nào tính sau, và ông cũng không phải là người duy nhất phải lo chuyện tài chính, tài trợ.

Còn nhớ, người tiền nhiệm của ông, doanh nhân, ông bầu Đoàn Nguyên Đức trong suốt cả nhiệm kỳ 7 gần như không nhúng tay gì vào lĩnh vực mình phụ trách mà VFF vẫn kiếm trên 600 tỷ đồng.

Mất đoàn kết

Chưa bao giờ bóng đá Việt Nam lại có cả thế và lực để tăng tốc phát triển như hiện tại. Tuy nhiên, nhiệm kỳ 8 của VFF là phải thay đổi được chính mình, nhất là tình trạng mất đoàn kết nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiệm kỳ rồi.

Thật khó tin ở VFF lại từng xảy ra câu chuyện cãi vã, dọa nạt này lại sặc mùi xã hội đen giữa ông Phó Chủ tịch VPF Trần Mạnh Hùng và ông phó ban trọng tài  VFF Dương Văn Hiền, trong một cuộc họp chính thức ngay tại trụ sở Liên đoàn. Cuộc cãi vã, dọa nạt này được ghi âm lại, tung lên mạng, gây rúng động dư luận, để rồi ông Hùng phải từ chức còn ông Hiền cũng ê mặt. Nó cũng phơi bày tình trạng mất đoàn kết tệ hại ở VFF lên tới đỉnh điểm, trong nhiệm kỳ xảy ra đủ các loại sự cố, lúc như sóng ngầm lúc thành bão của những  người cùng chèo lái con thuyền bóng đá Việt Nam song lại nhìn về các hướng khác nhau, thậm chí chia ra nhiều chiến tuyến.

Sự mất đoàn kết của VFF có lẽ được minh chứng rõ nhất ở trường hợp của Phó Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức, người luôn đơn độc, hay nói chính xác hơn bị cô lập, và bản thân ông cũng coi mình không phải là lãnh đạo Liên đoàn. Mọi lời nói, hành động của ông, nhất là ở nửa sau nhiệm kỳ, đều không hề có cho thấy mình là người của Liên đoàn. Cũng chẳng hiểu tại sao, nhân vật quyền lực bậc nhất của bóng đá Việt, đường Phó chủ tịch, lại vắng mặt hoàn toàn ở cả giai đoạn chuẩn bị lẫn sự Đại hội khóa 8 tổ chức.

Ngoài những lý do muôn thủa gắn với một tổ chức xã hội nghề nghiệp đặc biệt phức tạp như VFF, sự mất đoàn kết kéo dài, gắn với nhiều sự cố đủ loại, có lẽ xuất phát từ vai trò của nguyên Chủ tịch. Câu chuyện nội bộ mất đoàn kết chính là điểm yếu lớn nhất của nhiệm kỳ trước, và cũng là thử thách, nguy cơ cực lớn đặt ra cho nhiệm kỳ tới, và cá nhân tân Chủ  tịch Lê Khánh Hải.

Đây thực sự cả một vấn đề nan giải nếu nhìn vào thực tế các nhiệm kỳ đã qua của VFF. Chẳng nói đâu xa, ngay khóa 7 sóng gió vừa qua  thì cũng đã có một xuất phát điểm đầy thuận lợi và nhiều kỳ vọng.

Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.