Chiến sự Syria: Sứ mệnh của Nga đã hoàn thành

(Ngày Nay) - Sau khi Nga triển khai các hoạt động quân sự của mình tại Syria vào năm 2015, cựu Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã dự đoán Moscow sẽ mắc kẹt trong 'vũng lầy'.
Tổng thống Nga Putin hội kiến Tổng thống Syria Bashar al-Assad
Tổng thống Nga Putin hội kiến Tổng thống Syria Bashar al-Assad

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ dưới thời Tổng thống Obama, Ashton Carter, cảnh báo rằng phương pháp tiếp cận của Nga "sẽ thất bại thảm hại".

Hai năm sau, Nga dường như đã chứng minh được tuyên bố của ông Carter là sai lầm.

Trong chuyến công du đến Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với lực lượng quân đội của mình tại Trung Đông rằng họ đã chiến đấu "rất xuất sắc" và "có thể trở về nhà trong tư thế chiến thắng". Ông Putin cho biết việc triển khai rút quân khỏi Syria là 'một phần quan trọng' trong chiến lược của quân đội Nga.

Tổng thống Putin vào tháng 9 năm 2015 tuyên bố mục đích của nhiệm vụ của quân đội Nga tại Syria là 'tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố quốc tế'.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS đã thực sự thất bại ở Syria, mặc dù các chính phủ phương Tây đã chỉ trích Moscow cũng nhắm vào phe đối lập Syria.

Tuy nhiên, chiến dịch của Nga đã có một mục đích then chốt khác, đó là giúp cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, duy trì quyền lực như trước. Và Nga đã đạt được mục đích này.

Sự hiện diện của quân đội Nga tại Syria đã làm lật ngược tình thế tại đất nước này khiến viễn cảnh thay đổi chế độ chính trị ở Syria đã thất bại. Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Xê-út đã yêu cầu lật đổ nhà lãnh đạo Syria hiện tại, ông Assad, như một điều kiện tiên quyết cho hòa bình.

Ông Assad nghiễm nhiên nợ nhà lãnh đạo Nga sinh mạng chính trị của mình và điều đó tạo cho Moscow ảnh hưởng đáng kể ở Syria. Quân đội Nga sẽ duy trì hai căn cứ quân sự ở tây bắc Syria: Hmeimim gần Latakia và căn cứ hải quân ở Tartus.

Tuy nhiên, vai trò của Nga ở Trung Đông không chỉ giới hạn ở Syria. Moscow đã nổi lên từ cuộc chiến này như là một cường quốc trên toàn khu vực khi liên tiếp có các hoạt động chính trị-quân sự tại đây:

Đàm phán với Ai Cập để được cho phép tiếp cận không phận và sử dụng các căn cứ quân sự của nước này

Đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ về việc bán hệ thống tên lửa đất đối không S-400 tiên tiến cho Ankara

Cải thiện quan hệ với Ả-rập Xê-út

Chiến sự Syria: Sứ mệnh của Nga đã hoàn thành ảnh 1Hệ thống tên lửa S400. Ảnh: BBC

Và trên khắp Trung Đông,Nga đang gấp rút giải quyết vấn đề tại Syria. Sự nổi lên của Nga ở Trung Đông tương phản với hình ảnh của Mỹ tại khu vực này.Quyết định của Tổng thống Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã làm giận dữ thế giới Ả-rập và có thể sẽ làm tổn hại uy tín của Mỹ tại khu vực.

Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria đã tạo ra các hệ quả toàn cầu. Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, nước này đã phải đối mặt với sự cô lập quốc tế. Nhưng hoạt động quân sự của Nga ở Syria đã làm thay đổi cục diện vấn đề, buộc các nước phương Tây phải ngồi xuống nói chuyện với Nga về vấn đề Syria.

Điều quan trọng là, " vũng lầy" mà Washington dự đoán Nga có thể gặp phải ở Syria đã không thành hiện thực.

Trở lại năm 2015 nhiều người Nga sợ rằng Syria có thể trở thành một Afghanistan thứ hai: hơn 10.000 binh lính Liên Xô đã bị giết trong những năm 1980 trong một hoạt động quân sự kéo dài một thập kỷ.

Nga đã phải chịu thương vong tại Syria: chính thức 41 binh sĩ đã thiệt mạng, trong khi hàng chục lính đánh thuê khác thương vong.

Nhưng với tuyên bố của điện Kremlin về chiến thắng tại Syria và động thái rút quân khiến Syria khó có khả năng trở thành 'Afghanistan thứ hai'.

Tuần này, tờ nhật báo phổ biến nhất của Nga, Kremlin Komsomolskaya Pravda, kết luận cuộc xung đột Syria đã giúp tăng cường sức mạnh quân đội Nga.

"Hàng chục ngàn sĩ quan đã nhận được kinh nghiệm vô giá từ tiền tuyến," tờ báo tuyên bố.

"Cuộc chiến chống khủng bố là một cuộc kiểm tra, không chỉ đối với nhân dân ta, mà là cho kho vũ khí của chúng ta." Chúng ta đã thử nghiệm hàng chục vũ khí, kết quả là các đơn đặt hàng nước ngoài cho vũ khí Nga đang tăng nhanh".

Với 'ông chủ điện Kremlin', tuyên bố 'nhiệm vụ hoàn thành' có thể trở thành slogan mới cho hoạt động tranh cử của ông Putin vào năm sau.

Tuy nhiên, sau tuyên bố của điện Kremlin về chiến thắng và động thái rút quân khỏi Syria, vẫn còn hơn 3000 chiến binh IS đang hoạt động tại 1 số khu vực. Cuộc xung đột do đó vẫn chưa kết thúc.

Không có gì đảm bảo rằng các nỗ lực của Nga để đạt được một thỏa thuận chính trị tại Syria sẽ thành công.

Theo BBC

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.