Chiến thuật gây căng thẳng đầy toan tính của Triều Tiên

Việc tự mình gây căng thẳng rồi đột nhiên nhượng bộ trong đàm phán liên Triều có thể là chiến thuật đầy toan tính của Bình Nhưỡng.
Chiến thuật gây căng thẳng đầy toan tính của Triều Tiên
Chiến thuật gây căng thẳng đầy toan tính của Triều Tiên - anh 1

Lãnh đạo Kim Jong-un xem quân lính tập trận

Hai hãng thông tấn Hàn Quốc và Triều Tiên, lần lượt là YonhapKCNA, lần lượt dẫn đầy đủ nội dung thỏa thuận mà Seoul và Bình Nhưỡng đạt được sau 3 ngày đàm phán căng thẳng.

Thỏa thuận 6 điểm gồm: Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí sẽ tiến hành một cuộc đối thoại liên chính phủ tại Seoul hoặc Bình Nhưỡng (Pyongyang) trong thời gian sớm nhất có thể nhằm cải thiện quan hệ liên Triều, cũng như sẽ tiếp tục đối thoại và đàm phán về các vấn đề khác; Triều Tiên lấy làm tiếc về việc các binh sỹ Hàn Quốc bị thương trong vụ nổ mìn ở khu phi quân sự (DMZ) bên phía Hàn Quốc thời gian vừa qua; Hàn Quốc sẽ ngừng chiến dịch tuyên truyền chống Bình Nhưỡng bằng hệ thống loa phát thanh tại khu vực biên giới bắt đầu từ 0h00 ngày 25/8 trong trường hợp không phát sinh tình trạng bất thường; Triều Tiên đồng ý bãi bỏ quân lệnh chuyển quân đội sang trạng thái chiến tranh.

Trong đó, hai nước đồng ý tổ chức các cuộc thảo luận giữa hai bên sớm nhất có thể nhằm cải thiện mối quan hệ. Hai miền cũng thống nhất tiến hành các cuộc đối thoại đa chiều và đàm phán trong tương lai.

Thỏa thuận chung giữa Hàn Quốc và Triều Tiên chấm dứt những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên những ngày qua.

Giới quan sát tin rằng, việc tự mình gây căng thẳng rồi đột nhiên nhượng bộ trong đàm phán liên Triều có thể là chiến thuật đầy toan tính của Bình Nhưỡng.

Tờ Guardian của Anh đúc kết 8 bước trong toan tính của Triều Tiên gồm:

(1) Mục tiêu hành động xuất phát từ nhu cầu trong nước, như khi Bình Nhưỡng cần nguồn cung thực phẩm hoặc nhiên liệu.

(2) Sau đó, họ tạo ra một tình huống căng thẳng để lôi kéo sự chú ý của dư luận quốc tế.

(3) Thoạt đầu, các nước sẽ không chú tâm vì cho rằng đây là một trong những biện pháp đe dọa thông thường của Triều Tiên.

(4) Triều Tiên tiếp tục tăng cường điều động các lực lượng quân sự và gia tăng giọng điệu mạnh mẽ hơn và thường xem là "hiếu chiến".

(5) Thế giới buộc phải quan tâm đến tình hình ở bán đảo Triều Tiên, ngồi vào bàn đàm phán cùng Bình Nhưỡng.

(6) Sau đó, Bình Nhưỡng sẽ tạm ngưng các chương trình vũ khí để đổi lấy những mục đích như thực phẩm, nhiên liệu hoặc các ý đồ khác.

(7) Khi đã nhận các viện trợ và hoàn thành kế hoạch, Triều Tiên sẽ nhanh chóng tìm ra cớ thích hợp để phá vỡ các cam kết vừa thực hiện.

(8) Vòng xoáy căng thẳng lặp lại như từ đầu.

Theo các nhà phân tích phương Tây, theo dõi những lần căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trước đây, mỗi động thái quân sự của Bình Nhưỡng đều phần lớn mang tính chất thị uy nhằm gây sức ép với Seoul, qua đó phục vụ các ý đồ nhất định của Triều Tiên.

Trong tương lai, không rõ Triều Tiên sẽ làm những gì để đạt được những lợi ích đầy toan tính của mình.

Trang Ly (T/h)

Tin mới trong ngày:

- Đàm phán liên Triều đạt thỏa thuận lịch sử, thoát nguy cơ chiến tranh

- Căng thẳng Triều Tiên - Hàn Quốc: Mèo nào cắn mỉu nào?

- Những điểm đáng ngờ trong các vụ nổ liên hoàn ở Trung Quốc

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).