Chính phủ Đức tiếp tục cứu trợ các công ty năng lượng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Chính phủ Đức ngày 9/9 thông báo sẽ hỗ trợ công ty khí đốt VNG đang gặp khó khăn do giá khí đốt tăng cao. Công ty này đáp ứng 20% nhu cầu khí đốt của Đức, đồng thời là nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga nhiều thứ 3 ở Đức.
(Ảnh: AP)
(Ảnh: AP)

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đưa ra thông báo trên sau khi VNG cho biết công ty đã đề nghị sự hỗ trợ từ chính phủ để tránh thêm những tổn thất cũng như bảo toàn năng lực hoạt động của công ty.

Theo VNG, giá năng lượng đã tăng vọt sau khi Nga tuyên bố cắt giảm gần như toàn bộ nguồn cung khí đốt với lý do không khắc phục được sự cố phát sinh trong quá trình bảo dưỡng, buộc VNG phải mua khí đốt với giá cao hơn nhiều trên thị trường để thực hiện các hợp đồng cung cấp cho khách hàng, khiến công ty rơi vào tình trạng căng thẳng.

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Habeck khẳng định VNG sẽ nhận được tiền hỗ trợ từ chính phủ và hy vọng mọi việc sẽ sớm được giải quyết.

VNG cung cấp khí cho khoảng 400 công ty công nghiệp và dịch vụ tại các thành phố ở Đức.

Đây là công ty năng lượng mới nhất của Đức nhận được hỗ trợ của chính phủ do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.

Trước đó, hồi tháng 7, Thủ tướng Đức Olaf Scholz xác nhận rằng công ty năng lượng Uniper, khách hàng Đức mua khí đốt của Nga nhiều nhất, cũng được giải cứu trước nguy cơ phá sản. Theo đó, chính phủ sẽ mua 30% cổ phần của Uniper trong khuôn khổ thỏa thuận hỗ trợ công ty này trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng.

Động thái trên của Chính phủ Đức ngoài việc giúp ngăn chặn nguy cơ Uniper phá sản còn nhằm mục đích ngăn chặn phản ứng dây chuyền ảnh hưởng tiêu cực đến người dân Đức, thậm chí có thể ảnh hưởng đến Cộng hòa Séc, quốc gia láng giềng có các công ty thương mại mua khí đốt của Đức.

Đức không phải là quốc gia duy nhất hỗ trợ các nhà cung cấp năng lượng trong nước đang gặp khó khăn. Phần Lan và Thụy Điển cũng đã phân bổ hàng tỷ USD để đảm bảo thanh khoản cho các công ty điện lực, tìm cách giúp các công ty này duy trì hoạt động kinh doanh.

Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
(Ngày Nay) - Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto kêu gọi Tổ chức Hợp tác Kinh tế 8 nước đang phát triển, hay còn gọi là D8, vượt ra ngoài hợp tác kinh tế, trở thành một phong trào “Phương Nam toàn cầu” nhằm ủng hộ một trật tự toàn cầu công bằng và bình đẳng hơn dựa trên luật pháp quốc tế, tính bao trùm, công lý và thịnh vượng chung.