Trước đó chỉ một ngày, Thủ tướng Edouard Philippe cho biết việc tăng thuế sẽ bị trì hoãn trong sáu tháng so với kế hoạch ban đầu đi vào hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
"Chính phủ sẵn sàng đối thoại và đang thể hiện điều này bởi việc tăng thuế đã bị loại bỏ khỏi ngân sách năm 2019", Thủ tướng Philippe phát biểu trước Quốc hội hôm thứ Tư.
Mức tăng thuế mới, nhằm mục đích buộc các lái xe hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sẽ làm tăng giá xăng dầu lên 30 cent/gallon tại Pháp. Động thái này đã làm nhiều người dân phẫn nộ, dẫn đến làn sóng biểu tình "áo vàng" - người biểu tình mặc loại áo phản quang bắt buộc phải có và đổ ra đường nhằm phản đối chính phủ Macron từ ngày 17/11.
Tuy nhiên, những người biểu tình không tổ chức đã sớm phát triển các yêu cầu, bao gồm việc khôi phục thuế tài sản, mà chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron xóa bỏ vào năm ngoái vì lợi ích thuế bất động sản khiến tài sản trở nên không bị ảnh hưởng. Một điều kiện khác là việc loại bỏ quy tắc tuyển sinh đại học mới và nghiêm ngặt mà các sinh viên cho rằng đã vi phạm quyền phổ thông đối với giáo dục.
Tuy nhiên, nhiều thành phần quá khích đã tận dụng tình trạng hỗn loạn để đập phá tài sản, thậm chí là hôi của và phá hoại các công trình công cộng nổi tiếng như Khải Hoàn Môn, tượng Marianne - biểu tượng của nền Cộng hòa Pháp. Hàng nghìn cảnh sát chống bạo động được triển khai trên các đường phố Paris và phải sử dụng hơi cay và đạn cao su trong các cuộc đụng độ với các phần tử kích động.
Các chính trị gia cánh tả và hữu đều lợi dụng tình trạng bất ổn này như một cơ hội để tấn công chính phủ của ông Macron, chỉ có được sự ủng hộ của khoảng 25% dân số.
Trong khi phe "áo vàng" đại diện cho 3/4 còn lại của người dân Pháp. Cả hai chính trị gia là bà Marine Le Pen từ đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia và Jean-Luc Melenchon từ đảng cực tả La France Insoumise đã yêu cầu ông Macron giải tán Quốc hội và tổ chức một cuộc bầu cử mới, trong khi những người biểu tình trên đường phố đã đưa ra khẩu hiệu kêu gọi đương kim Tổng thống phải từ chức.