Chống dịch Covid-19: Hà Nội đề nghị giám sát chặt người Hàn Quốc, Nhật Bản, du học sinh

Trước diễn biến dịch Covid-19 bùng phát ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản... chiều 23/2, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì họp khẩn Ban chỉ đạo phòng chống dịch này tại Hà Nội.
Chủ tịch UBND Thành phố chủ trì họp khẩn Ban chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô cấp chiều 23/2.
Chủ tịch UBND Thành phố chủ trì họp khẩn Ban chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô cấp chiều 23/2.

Ông Nguyễn Đức Chung đánh giá tình hình dịch bệnh của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc với một số lượng lớn các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt Hàn Quốc là nơi có rất đông lao động Việt Nam, cũng như có rất nhiều người Hàn Quốc đang sinh sống ở Hà Nội vì thế nguy cơ dịch bệnh cao.

Theo Chủ tịch Thành phố Nguyễn Đức Chung, nguy cơ diễn biến dịch nguy hiểm, ở các nước đã có ca tái nhiễm sau khi đã ra viện. Vì thế cần có báo cáo theo dõi giám sát y tế các trường hợp đã khỏi bệnh ở nước ta.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội báo cáo, một số nước trên thế giới đang có xu hướng dịch gia tăng như Hàn Quốc (556 trường hợp, 4 ca tử vong),  Nhật Bản (134 người mắc, 3 ca tử vong), Singapore (89 người mắc, đứng thứ 4 thế giới), Italia (79 người mắc, 2 ca tử vong, số người mắc đứng thứ 5, Iran (28 người mắc, 2 ca tử vong).

Sở Y tế Hà Nội nhận định, mặc dù tại Việt Nam số mắc vẫn duy trì ở 16 trường hợp đã khỏi xuất viện, tuy nhiên trước diễn biến dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam thường xuyên có một số lượng người di chuyển đến các nước này để du lịch, sinh sống, học tập nên nguy cơ dịch bệnh tiếp tục xâm nhập từ các nước trên là hoàn toàn có khả năng. Vì vậy cần tiếp tục nâng cao sự chủ động, quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ các trường hợp đi về từ vùng dịch và kịp thời phát hiện ca nghi ngờ mắc bệnh để cách ly, khoanh vùng xử lý sớm. Tuyệt đối không được chủ quản với dịch bệnh.

Hiện tại 2 vùng dịch Deagu và Bắc Gyeongsang của Hàn Quốc có khoảng 26.000 người lao động Việt Nam. Đại diện Sở Y tế đề nghị cách ly 14 ngày đối với những người từ 2 vùng dịch này khi trở về.

Đại diện quận Nam Từ Liêm cho biết, số người Hàn Quốc trên địa bàn 10 phường là 9.127 người, Thanh Xuân 1.600 người, Cầu Giấy có hơn 5.800 công dân nước ngoài, trong đó hơn 3.000 người Hàn Quốc và Nhật Bản, Bắc Từ Liêm hơn 3.000 người.

Chủ động bố trí tuyên truyền tài liệu dịch bệnh bằng tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung để họ hiểu về tình hình dịch bệnh và khi cần thiết có thể sẵn sàng cách ly.

Đại diện các quận, huyện đề nghị có hướng dẫn dịch tễ đối với người nước ngoài, đặc biệt là công dân từ vùng dịch Hàn Quốc, Nhật Bản để có biện pháp cách ly khi có biểu hiện dịch bệnh.

Sở Y tế đề nghị các biện pháp chủ động cách ly đối với người từ các nước có dịch. Kiểm soát các khu du lịch, tham quan có khách nước ngoài.

Trên cơ sở ý kiến, đề nghị các quận, huyện, kết luận buổi họp, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: Lây nhiễm covid-19 là hết sức phức tạp, việc lây nhiễm chéo chưa xác định được nguyên nhân và vô cùng nguy hiểm.

Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung cho biết, việc nắm bắt các công dân nước ngoài ở vùng dịch là rất cần thiết, cần bổ sung phiên dịch tiếng Anh, Nhật, Hàn, Trung đối với các quận có đông người nước ngoài để tuyên truyền .

Công an thành phố chủ trì rà soát tất cả các nơi có người nước ngoài sinh sống và làm việc; Khách sạn phải có hành trình của du khách, nắm rõ nguồn gốc xuất xứ. Tạm thời hạn chế các hoạt động karaoke; Bắt buộc các chung cư cầu thang máy phải có nước sát khuẩn...

Các công dân Việt Nam từ các vùng dịch Hàn Quốc, Nhật Bản về từ ngày 18/2 phải được rà soát lên danh sách sẵn sàng cách ly khi có biểu hiện hiện ho, sốt... 

"Các công dân Việt Nam đi từ vùng có dịch cần tự giác thông tin đến các cơ quan chức năng để chính quyền nắm bắt tình hình và kịp thời có các biện pháp xử lý"- ông Chung lưu ý.

Chủ tich UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung yêu cầu ngành Y tế chuẩn bị nơi đón nhận cách ly công dân từ vùng dịch về. Lên các phương án chi tiết tăng cường lực lượng cán bộ y tế cơ sở để tránh việc quá tải khi dịch bệnh kéo dài. Sở Công thương lên phương án đảm bảo nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân.

Liên quan đến việc học sinh tới trường, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu phải đảm bảo điều kiện theo dõi sức khoẻ học sinh, giáo viên; Tổ chức thành thạo cho giáo viên xử lý  các trường hợp dịch bệnh; Đủ điều kiện khử khuẩn trước và sau giờ học, không chào cờ ngoài sân. Bố trí ra chơi lệch giờ; Ăn bán trú không quá đông hoặc lệch nhau./.

Theo VOV
TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.