Có nên bỏ quy định phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ?

(Ngày Nay) - Trước những bất cập về các quy định về chứng chỉ trong việc thi ngâng ngạch, thăng hạng với đội ngũ công chức, viên chức, trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã nhận lỗi và hứa sẽ rà soát, tham mưu với Chính phủ để sửa đổi quy định, với mục đích công chức, viên chức không phải khổ vì những tấm chứng chỉ "làm đẹp hồ sơ".
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sáng 7/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Một trong những nội dung được đại biểu quan tâm, đặt ra với Bộ trưởng Tân là những bất cập trong các quy định về văn bằng, chứng chỉ trong thi nâng ngạch, thăng hạng. 

Tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) đặt câu hỏi nêu tình trạng việc tổ chức thi, xét thăng hạng, nâng ngạch công chức, viên chức chưa rõ ràng, có nhiều bất cập, nhất là yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Cho rằng yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học còn mang tính hình thức, đại biểu lý giải, thứ nhất nhiều cán bộ, công chức, viên chức vì muốn cho đủ thủ tục nên đã đăng ký lớp học ngoại ngữ tin học với thời gian học  rất ngắn nên chất lượng các chứng chỉ ngoại ngữ tin học không thực chất. Thứ hai, nhiều ngành nghề, lĩnh vực chưa thực sự cần đến các chứng chỉ này nên sau khi thi học chứng chỉ thì không sử dụng đến. Mục đích có chứng chỉ nhằm đủ điều kiện để thi xét nâng ngạch và gây tốn kém cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Đại biểu đặt câu hỏi: Vấn đề này có hay không? Nếu có thì Bộ trưởng làm thế nào mới khắc phục được tính hình thức này? Có nên bỏ quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi tiến hành thi nâng ngạch công chức, viên chức hay không?

Về vấn đề tinh giản biên chế, theo đại biểu cử tri băn khoăn lo lắng về tình trạng giảm những người "tinh" và đề nghị Bộ trưởng cho biết, giải pháp tối ưu nào để khi chúng ta sắp xếp lại bộ máy không loại bỏ nhầm người giỏi, giữ lại những người kém đức kém tài?

Theo đại biểu, việc sắp xếp lại bộ máy Nhà nước chắc chắn sẽ có rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư, điều này tạo nên tâm lý rất bất an.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp then chốt để chúng ta giải quyết tốt các chế độ, chính sách cho lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư nhằm tạo nên sự đồng thuận cao trong toàn xã hội đối với chủ trương tinh giản biên chế tinh gọn bộ máy?

Có nên bỏ quy định phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ? ảnh 1

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Bản thân Bộ trưởng cũng thấy rất phiền hà trước tình trạng yêu cầu quá nhiều văn bằng, chứng chỉ. - Ảnh: VGP

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thừa nhận qua dư luận báo chí, phảnh án của cử tri và nhất là từ công chức, viên chức ông cũng thấy quy định về văn bằng, chứng chỉ rất phiền hà.

"Không chỉ thi thăng hạng hay xét nâng ngạch đâu các đồng chí, mà còn ở quy trình bổ nhiệm. Nhiều quá!” - Bộ trưởng Tân nói.

Ông cho biết, những quy định này không phải mình Bộ Nội vụ đưa ra, mà đã có từ năm 1993, đến nay không còn phù hợp, cần phải chỉnh sửa.

“Tôi nghĩ hai mươi mấy năm rồi thì phải sửa chứ. Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm này. Một quyết định mà 20 năm không sửa, để thủ tục rườm rà. Chúng tôi cam kết sẽ sửa vào năm 2020 sau khi Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức được sửa đổi. Thực hiện quy trình bổ nhiệm, thăng hạng, xét nâng ngạch... đúng theo quy định của Đảng, không thêm bất cứ một hồ sơ nào”.

Người đứng đầu ngành Nội vụ cũng cho rằng có nhiều cách kiểm soát chất lượng công chức, viên chức. Có thể sát hạch trên máy tính mà không cần văn bằng gì. Phương pháp này có thể thực hiện để để bớt đi thủ tục hành chính vì hiện nhiều, thiên về hậu kiểm là chính và phải thực chất.

Dẫn Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19 nêu rõ chuẩn văn bằng ngoại ngữ phù hợp với từng vị trí việc làm, từng vị trí có chứng chỉ văn bằng khác nhau nên sắp tới sửa lại. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Nghị quyết 26 là phải có tỉ lệ nhất định làm việc trong môi trường quốc tế, nên từ cấp vụ trở lên phải đủ điều kiện.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cam kết trước Quốc hội: “Xin hứa với Quốc hội, sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức ban hành thì chúng tôi sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức mà đi vào thực chất”.

Cũng về những bất cập trong quy định về chứng chỉ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu vấn đề trước Quốc hội: Ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người cán bộ công chức, viên chức ở đó rất thông thạo tiếng nội ngữ, tiếng dân tộc, chúng ta có nhất định phải quy định lấy thêm cái chứng chỉ ngoại ngữ hay không? 

"Đây là vấn đề được rất nhiều người phản ánh, chúng ta sẽ phải nghiên cứu"- Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.