Theo các chuyên gia sức khỏe, thế hệ trẻ sẽ sống trong tình trạng sức khỏe tồi tệ khoảng 1/5 cuộc đời. Và với tuổi thọ đang tăng lên hiện nay, con người sẽ có thể sống thêm trung bình 20 năm nữa sau tuổi nghỉ hưu trong bệnh tật.
Một nghiên cứu tại Anh những trẻ sinh trong khoảng 2013-2015 ước tính sẽ sống khỏe mạnh trong 63,4 năm và sẽ có 16,1 năm trong tình trạng sức khỏe kém; còn với các bé gái, sức khỏe sẽ được duy trì trong 64,1 năm và sống trong ốm yếu 19,1 năm.
Vấn đề này tệ hơn so với giai đoạn trước đó 13 năm, khi những bé trai sinh giai đoạn 2000-2002, khi thời gian sống trong đau ốm là 15,4 năm với bé trai và 18,1 năm với bé gái.
Trong đó, đau lưng, đái tháo đường và sa sút trí tuệ sẽ là những căn bệnh ghé thăm nhiều nhất. Và béo phì, thiếu luyện tập, ăn uống thiếu lành mạnh và hút thuốc gây ra vấn đề này.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ít nhất 14 bệnh ung thư, từ ung thư phổi, thanh quản, thực quản, miệng và hầu họng, bang quang, thận, gan, dạ dày, ruột, tử cung, buồng trứng, mũi và xoang cũng như một số bệnh máu. Ngoài ra cũng có bằng chứng cho thấy hút thuốc cũng gây ra ung thư vú.
Hút thuốc gây ung hư phổi nhiều nhất so với các loại ung thư khác. Các ung thư ở đường tiêu hóa trên (miệng, họng, thanh quản và thực quản) cũng chiếm tỉ lệ cao, 6-10 trường hợ ung thư này là do hút thuốc lá.
Không ăn đủ rau quả
Thống kê của WHO cho thấy, khoảng 1,7 triệu trường hợp tử vong trên thế giới do không ăn đủ hoa quả và rau xanh.
Các chuyên gia khẳng định việc ăn đủ 5 khẩu phần rau quả mỗi ngày liên quan chặt chẽ với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư dạ dày và đường ruột.
Thêm vào đó, so với mức khuyến nghị ít hơn 5 g muối mỗi ngày, lượng muối tiêu thụ trung bình 9-12g cũng góp phần làm gia tăng bệnh tim mạch.
Và theo phóng viên chuyên trách của U.N. trong lĩnh vực thực phẩm, Oliver De Schutter: “Chế độ ăn không lành mạnh đe dọa sức khỏe toàn cầu hơn cả thuốc lá”.
Không kiểm soát cân nặng
Tổng giám đốc tổ chức Y tế thế giới, bà Margaret Chan đã thông báo về việc thành lập Ủy ban Chấm dứt béo phì ở trẻ em tại hội nghị Y tế thế giới lần thứ 67 (5/2014).
Bởi chỉ tính riêng năm 2012, thế giới đã có hơn 40 triệu trẻ dưới 5 tuổi thừa cân. 30 triệu trong số này là ở các nước đang phát triển. Thêm vào đó, có khoảng 3,4 triệu người trưởng thành tử vong vì béo phì mỗi năm.
Đặc biệt, 7-41% các trường hợp ung thư và 44% đái tháo đường là do béo phì.
Ít vận động
Ở các nước đang phát triển có nền kinh tế tăng trưởng, người dân thành phố ngày càng ít vận động và mất dần những thói quen ăn uống lành mạnh.
Một báo cáo tại Anh chỉ 55% người dân tập 150 phút mỗi tuần theo khuyến nghị và 29% tập ít hơn nửa tiếng mỗi lần.
Còn tại Mỹ, có tới 46% người trưởng thành thiếu các hoạt động thể lực.
Chúng ta phải tự chịu trách nhiệm
Theo cuộc khảo sát Dinh dưỡng và sức khỏe Hoa Kỳ được công bố vào 3/2016 trên tạp chí Mayo Clinic Proceedings với 4.700 người tham gia cho thấy: chỉ 2,7% người Mỹ tuân thủ 4 nguyên tắc sống khoa học: chăm chỉ luyện tập, ăn lành mạnh, duy trì cân nặng chuẩn và tránh hút thuốc.
Còn theo báo cáo của TT Nghiên cứu ung thư Anh, mỗi năm có khoảng 134.000 ca ung thư do lối sống không lành mạnh, liên quan tới 14 vấn đề, từ hút thuốc, thiếu tập luyện, ăn quá mặn, không sinh con, đến thừa cân....
Do đó, Duncan Selbie, Tổng giám đốc Y tế cộng đồng Anh quốc khẳng định mỗi người cần phải chịu trách nhiệm về sức khỏe của chính mình chứ không thể “dồn” trách nhiệm cho chất lượng dịch vụ y tế.
Theo Dân Trí