Con đường trở thành "ông trùm" bất động sản của Donald Trump

Từ hai bàn tay trắng, Donald Trump trở thành tỷ phú hàng đầu thế giới và được mệnh danh là ông trùm của bất động sản Mỹ.
Con đường trở thành "ông trùm" bất động sản của Donald Trump

Donald Trump sinh ngày 14/6/1946 tại New York (Mỹ). Donald là con thứ tư trong gia đình năm anh em có cha là Fred Trump, một trùm bất động sản nổi tiếng ở New York. Donald bị ảnh hưởng bởi nghề bất động sản từ người cha. Ngay sau khi tốt nghiệp Trường Wharton của Đại học Pennsylvania năm 1968, Donald Trump đã gia nhập công ty của cha, Elizabeth Trump & Son. The Trump Organization.

Đến năm 1974, khi đã lĩnh hội các kỹ năng kinh doanh, Trump mở công ty riêng, cũng kinh doanh địa ốc như cha mình.

Bắt đầu sự nghiệp với việc cải tổ khách sạn Commodore thành Grand Hyatt cùng với gia đình nhà Pritzker, ông tiếp tục với Trump Tower tại New York và một vài dự án nhà ở khác. Trump sau đó mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực hàng không và sòng bạc, trong đó bao gồm có việc mua casino Taj Mahal từ tay nhà Crosby, tuy nhiên sau đó thì ông lại dẫn nó đến phá sản. Việc mở rộng kinh doanh đã dẫn đến một khoản nợ lớn. Phần lớn những thông tin về ông trong giai đoạn đầu thập niên 1990 đều liên quan đến vấn đề tài chính và mối quan hệ tình ái của ông với Marla Maples, mối tình đã dẫn đến vụ ly dị của Trump với người vợ đầu, Ivana Trump.

Con đường trở thành "ông trùm" bất động sản của Donald Trump - anh 1

Khởi nghiệp từ năm 28 tuổi đến nay, Donald Trump đã xây dựng cho mình một đế chế kinh doanh hùng mạnh trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực BĐS. Ông được coi là ông trùm của các ông trùm BĐS ở Mỹ với cơ ngơi BĐS vào loại nhất nhì New York. Danh mục BĐS thuộc quyền sở hữu và quản lý của ông trùm này bao gồm vô số các khách sạn nổi tiếng, các khu giải trí, casino, toà nhà văn phòng, chung cư cao cấp ở rất nhiều thành phố lớn trên toàn cầu.

Ông sớm nổi tiếng với tính quyết đoán, thậm chí có thể gọi là liều lĩnh khi lao vào hàng loạt các thương vụ “khủng” với phấn lớn tiền đầu tư đều đi vay. Đầu tiên là khách sạn Commodore Hotel, sau đó là Grand Hyatt Hotel New York và hàng loạt công trình lớn khác. Đến đầu những năm 80, Donald Trump đã thực sự trở thành một ông trùm BĐS khi hầu hết các dự án khách sạn, tòa nhà cao ốc lớn đều tập trung về một tập đoàn kinh doanh BĐS của ông. Trong đó, năm 1983, ông khánh thành tòa nhà Trump Tower nguy nga và tráng lệ tại khu phố Manhattan sang trọng nhất của nước Mỹ, gây sửng sốt trong giới doanh nhân Mỹ. Người dân New York đều tự hào về tòa nhà này và coi đó là một biểu tượng của sự phồn vinh và tiềm lực kinh tế của mình.
Sinh ra may mắn, khởi đầu thuận lợi nhưng sự nghiệp kinh doanh của Donald cũng không ít lần lao đao với ít nhất 4 lần phải tuyên bố phá sản. Từ một tỷ phú lẫy lừng trở thành kẻ trắng tay, nợ nần chồng chất không còn là chuyện lạ với Trump. Nhưng có lẽ, tình cảnh bết bát nhất của Donald Trump là vào thời điểm cuối những năm 1980 khi thị trường BĐS Mỹ đóng băng, nhà cửa, văn phòng, khách sạn ế ẩm, không cho thuê được, khi nợ vay ngân hàng bủa vây tứ phía. Ông đã phải bán rất nhiều tài sản để trả nợ nhưng vẫn không thấm tháp vào đâu vì con số nợ khổng lồ lên đến 5 tỷ USD. Sau này kể lại, ông đã ví von tình cảnh của mình lúc đó còn bi đát hơn một kẻ ăn mày không nhà cửa trên đại lộ số 5 nổi tiếng của New York.
Tuy nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Trump đều tỏ ra hết sức hiểu biết và khôn ngoan. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã lấy lại được tài sản của mình và liên tục phát triển nó thành khối tài sản "khổng lồ" như ông có ngày hôm nay. Ở thời điểm hiện tại, Donald Trump đang để giữ bàn tay của mình trong ngành công nghiệp bất động sản.

Câu chuyện về cuộc đời Donald Trump luôn có một sức ám ảnh vô cùng mạnh mẽ đối với những người hâm mộ cũng như các nhà phê bình. Mặc dù ông được thừa hưởng rất nhiều những ưu điểm của gia đình. Tuy nhiên, có thể nói để có được những thành công như hiện tại đó là kết quả của trí tuệ và bản lĩnh tuyệt vời của ông mà không phải ai cũng có được.

Không chỉ thành công trong lĩnh vực bất động sản, Trump cũng nổi bật trong lĩnh vực truyền hình, đặc biệt với chương trình The Apprentice mà ông hợp tác với hãng NBC ra mắt hồi đầu năm 2004. Chương trình này là một cuộc tuyển chọn người tập sự cho chính Trump. Người tham gia có thể là một nhà quản trị có bằng MBA hay một anh bán hàng trên phố. Họ được yêu cầu trình bày kế hoạch phát triển khi được giao cho một công ty và chính Trump là người phỏng vấn họ. Rất nhiều người đã phải nghe câu: "You"re fired" (Anh bị sa thải) khi không được chọn, còn những người giành được chiến thắng thì được ông trùm bất động sản thông báo "You"re hired" (Anh được nhận) và làm việc cho Trump.

Ông còn sở hữu các chương trình giải trí, thể thao và có phần hùn trong các chương trình thi sắc đẹp như Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Mỹ và Hoa hậu tuổi mới lớn của Mỹ. Ông cũng là tác giả của nhiều quyển sách dạy làm giàu nổi tiếng thế giới.

Hải Đăng (th)

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.