Công an không phải 'người đòi nợ' cho ngân hàng

(Ngày Nay) - Nhiều đại biểu Quốc hội nhất trí cần có "cơ chế đặc biệt" xử lý nợ xấu, song vẫn băn khoăn quy định về xử lý tài sản đảm bảo.
    Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cho rằng, công an không phải lực lượng "đi đòi nợ" cho các tổ chức tín dụng. Ảnh: Quốc hội
    Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cho rằng, công an không phải lực lượng "đi đòi nợ" cho các tổ chức tín dụng. Ảnh: Quốc hội

    Góp ý lần 2 về dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu ngày 12/6, đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An) cho hay thực tế, khi xảy ra tranh chấp, có những trường hợp giữa người vay với những người liên quan, như người đồng sở hữu, người thuê tài sản… trong khi pháp luật lại chưa có quy định rõ. Vì thế, Phó cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh Nghệ An đề nghị, Nghị quyết cần giao tổ chức tín dụng quyền lớn trong thu giữ xử lý tài sản đảm bảo.

    Uỷ viên thường trực Uỷ ban các vấn đề xã hội - Lưu Bình Nhưỡng thì góp ý nghị quyết cần ghi rõ việc thu giữ tài sản đảm bảo chỉ thực hiện với tài sản không có tranh chấp, không bị toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kê biên theo pháp luật.

    "Nếu không quy định, sau này dẫn đến có những tranh chấp”, ông Nhưỡng giải thích, đồng thời đề nghị cần quy định rõ cơ quan công an cấp quận, phường (xã), hay thành phố sẽ nhận thông báo về thời gian, địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm. Quan điểm này nhận được sự đồng tình của đại biểu Phan Thanh Bình (Quảng Nam).

    Ngược lại, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu – Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An nhận xét không cần thiết quy định chi tiết đến vậy. "Cơ quan công an không phải người đi đòi nợ cho các tổ chức tín dụng”, ông Cầu nhấn mạnh.

    Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An giải thích, đây là những tranh chấp về dân sự, không phải vấn đề hình sự hay an ninh trật tự nên không cần quy định rõ cơ quan cấp nào tham gia. "Ở đây chúng ta đảm bảo an ninh trật tự, có 3 cấp độ, bình thường cấp xã, phức tạp hơn có cấp huyện, thậm chí có cả cấp tỉnh đảm nhận. Nên giờ phân cấp như vậy là cứng nhắc", ông nói và đề nghị để tránh tranh chấp phát sinh sau này, quá trình xử lý, thu hồi tài sản đảm bảo nên quay hình (camera) để làm bằng chứng.

    Cũng tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng phải xác định Nghị quyết xử lý nợ xấu lần này ban hành không phải "lá bùa chống lưng" cho sai phạm của ngân hàng.

    Theo đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) khi nghiên cứu hồ sơ, báo cáo đánh giá tác động của Nghị quyết thì vẫn thiếu đánh giá tác động tổng thể. Ông đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm rõ thêm, bao nhiêu nợ xấu tồn đọng sẽ được xử lý, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm xuống còn bao nhiêu phần trăm; lãi suất cho vay giảm được bao nhiêu...?

    Ngoài ra, vị đại biểu tỉnh Quảng Ninh cũng cho rằng, dự thảo Nghị quyết đưa ra 2 phương án quy định phạm vi nợ xấu cần xử lý là quá rộng, không khả thi. "Không nên vô tình để Nghị quyết xử lý nợ xấu thành lá bùa chống lưng cho những sai phạm của ngân hàng trước đây", đại biểu Minh nói và nhấn mạnh.

    Cùng quan điểm, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) chia sẻ, xử lý nợ xấu phải có thời hạn chứ không thể để các tổ chức tín dụng "ỷ lại vào cơ chế đặc thù" này trong xử lý nợ. Theo ông, Nghị quyết chỉ quy định xử lý các khoản nợ tới 31/12/2016 là phu hợp, còn các khoản nợ phát sinh thời điểm này thì áp dụng các quy định pháp luật hiện hành xử lý.

    Trong khi đó, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP HCM) lại cho rằng, còn hoạt động tín dụng thì còn phát sinh nợ xấu. Nếu khống chế thời gian chỉ xử lý các khoản nợ tới 31/12/2016, thì có thể tương lai sẽ lại phải có thểm một bản Nghị quyết tương tự xử lý "cục máu đông" này sau khi thời hạn 5 năm của Nghị quyết lần này hết hiệu lực.

    "Như vậy thì rất tốn công, tốn sức của các đại biểu Quốc hội", ông Ngân nói, đồng thời đề nghị Nghị quyết xử lý nợ xấu lần này không nên giới hạn dư nợ được xử lý chỉ tới thời điểm 31/12/2016.

    Giải trình trước các đại biểu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Lê Minh Hưng cho rằng, nợ xấu luôn tiềm ẩn, phát sinh hằng ngày. Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước, trung bình nợ xấu mới phát sinh hằng năm 1,3-1,5% tổng dư nợ cho vay với nền kinh tế.

    Với mục tiêu tăng dư nợ cho vay bình quân khoảng 16%, dự kiến nợ xấu phát sinh thêm trong 5 năm tới (2017-2022) là 350.000 tỷ đồng. Tổng số nợ xấu cần xử lý trong 5 năm tới là 640.000 tỷ đồng, nên bình quân mỗi năm cần xử lý gần 130.000 tỷ. Do đó, "nếu xử lý nợ tới 31/12/2016 và nợ của các tổ chức phát sinh phát sinh sau sẽ xử lý theo luật hiện hành sẽ rất bất cập. Rất mong Quốc hội xem xét, quyết định”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tha thiết.

    Nếu dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu được thông qua, ông Hưng khẳng định, chi phí tài chính sẽ giảm, chắc chắn lãi suất sẽ giảm và tỷ lệ an toàn vốn của các tổ chức tín dụng sẽ tăng.

    Theo Vnexpress
    Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
    Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
    (Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
    Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
    Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
    (Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
    Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
    Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
    (Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
    Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
    Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
    (Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
    Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
    Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
    (Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
    Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
    (Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.