Nguyên lý hoạt cơ bản của hệ thống radar là gửi một chùm năng lượng sóng vô tuyến và chùm năng lượng này sau đó phản xạ lại khi bị chặn bởi bất kỳ vật thể gì.
Hệ thống radar đo thời gian chùm tia năng lượng phản xạ lại và thông tin này có thể cho biết vật thể cách radar bao xa.
Trong khi đó, thân bằng kim loại của một chiếc máy bay phản ra rất mạnh đối với tín hiệu radar và điều này khiến chúng rất dễ bị phát hiện và theo dõi bởi thiết bị radar.
Tín hiệu radar phản xạ lại khi gặp phải một máy bay thông thường |
Mục đích của công nghệ tàng hình là nhằm giúp máy bay không bị radar phát hiện.
Có hai cách khác nhau để tạo ra khả năng tàng hình cho máy bay:
Một là, máy bay có thể được thiết kế với hình dạng có khả năng làm chệch hướng tín hiệu phản xạ về thiết bị radar.
Hai là, máy bay có thể được bao phủ những vật liệu có khả năng hấp thụ tín hiệu radar.
Phần lớn máy bay thông thường có thân kiểu bo tròn. Hình dạng này giúp tối ưu hóa khí động lực, nhưng lại trở thành một vật thể phản xạ rất mạnh với tín hiệu radar. Điều này đồng nghĩa sóng radar dễ dàng phản xạ lại khi gặp máy bay có thân thiết kế biểu bo tròn.
Trong khi đó, máy bay tàng hình được thiết kế với các bề mặt phẳng tuyệt đối và cạnh sắc. Khi tín hiệu radar đập vào một máy bay tàng hình, tín hiệu phản chiếu ở một góc khác, giống như hình minh họa dưới đây:
Tín hiệu radar phản xạ bị làm chệch hướng khi gặp máy bay tàng hình |
Ngoài ra, các bề mặt trên một máy bay tàng hình có thể được phủ vật liệu có khả năng hấp thụ năng lượng radar. Mốt số máy bay tàng hình như chiếc F-117A của Mỹ có tín hiệu phản xạ radar như một con chim nhỏ, hơn là một máy bay.
Chiếc F17-A với công nghệ tàng hình |
Nhưng khi lượn nghiêng, sẽ có một thời điểm một trong những bề mặt trên máy bay sẽ phản xạ rất mạnh chùm năng lượng vô tuyến trở lại hệ thống radar.
Xem thêm:
- Top 10 trực thăng tấn công 'sát thủ' nhất thế giới
- Hệ thống tên lửa Buk-M3: 'Sát thủ' của máy bay tàng hình