Cuộc chiến biên giới phía Bắc sẽ có vị trí xứng đáng trong sách giáo khoa

Cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, phía Bắc, chủ quyền biển Đông được tóm lược ở sách sử lớp 9 và chi tiết trong sách sử lớp 12.
Giáo sư Phạm Hồng Tung tại hội thảo ngày 15/2 ở Hà Nội. Ảnh: Gia Chính
Giáo sư Phạm Hồng Tung tại hội thảo ngày 15/2 ở Hà Nội. Ảnh: Gia Chính

Sáng 15/2, tại hội thảo quốc gia kỷ niệm 40 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, GS Phạm Hồng Tung, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ viết chi tiết về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc. Các cuộc chiến có ý nghĩa rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam hiện đại.

"Tuy nhiên, cũng giống như cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đến nay chưa được nghiên cứu và trình bày đầy đủ trên các diễn đàn công khai ở Việt Nam, đặc biệt là trong chương trình giáo dục phổ thông các cấp", ông nói.

Trong khi giới trẻ Việt Nam ít được giáo dục một cách khoa học về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc thì học sinh, thanh niên Trung Quốc từ lâu được tuyên truyền sai trái rằng đây là "cuộc chiến tranh phản kích chống Việt Nam để tự vệ" nhằm trừng phạt "tiểu bá Việt Nam vong ân bội nghĩa, tay sai của Liên Xô"...

Dung lượng viết về hai cuộc chiến vệ quốc này giảm dần qua các lần tái bản sách giáo khoa. Ông Tung dẫn chứng, bản in cách đây 20 năm, chiến tranh biên giới Tây Nam được viết trong Lịch sử lớp 12 với 2 trang, 7 đoạn, 35 dòng. Vậy mà đến bản in năm 2018, giảm một nửa xuống còn 3 đoạn, 6 câu, 13 dòng.

Tương tự, bản in Lịch sử lớp 12 năm 2001 có 3 đoạn, 24 dòng viết về chiến tranh biên giới phía Bắc. Nhưng đến bản in năm 2018 chỉ còn 2 đoạn, 4 câu, 11 dòng.

Minh họa về sự sơ sài này, ông Tung trích dẫn nguyên văn nội dung: "Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pol Pot được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. Họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước như: cho quân khiêu khích dọc biên giới, dựng nên sự kiện nạn kiều, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17/2/1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn, mở cuộc tấn công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18/3/1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta".

Các cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở Biển Đông hầu như không được đề cập đến. "Việc trình bày như vậy là quá sơ lược, không xứng với vị trí địa lý, ý nghĩa của giai đoạn lịch sử đó, không đáp ứng được nhu cầu nhận thức và phát triển năng lực của học sinh. Hơn nữa, trong những đoạn văn ngắn đó còn sai sót cả về nội dung lịch sử, hình thức trình bày", ông Tung nói.

Là chủ biên chương trình Lịch sử phổ thông, GS Tung khẳng định chương trình giáo dục phổ thông mới "sẽ trình bày nội dung này toàn diện và cẩn trọng". Cụ thể, cấp THCS, hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, phía Bắc và quá trình bảo vệ chủ quyền Biển Đông sẽ được trình bày tóm lược ở sách giáo khoa lớp 9. Cấp THPT, trong sách lịch sử lớp 12, nội dung này được trình bày kỹ lưỡng hơn trong chủ đề: "Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng tám năm 1945 đến nay)".

Cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc được đặt liền mạch với cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Ngoài ra, các cuộc hải chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ được viết cụ thể ở sách Lịch sử lớp 11 và 12.

"Theo cách này, học sinh sẽ được tìm hiểu lịch sử thuận lợi, sâu sắc hơn, tránh được bất kỳ sự can thiệp nào vào nội dung của chương trình giáo dục lịch sử nhân danh vấn đề nhạy cảm", ông Tung khẳng định.

Đồng tình với quan điểm trên, GS Vũ Dương Ninh nói nhiều năm qua, các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa "không được trình bày một cách đầy đủ trong sách giáo khoa, trong những công trình nghiên cứu và trên nhiều sách báo khác".

Cuộc chiến biên giới phía Bắc sẽ có vị trí xứng đáng trong sách giáo khoa ảnh 1

Giáo sư Vũ Dương Ninh tại hội thảo ngày 15/2 ở Hà Nội. Ảnh: Gia Chính

Ông Ninh đề nghị, sách giáo khoa và các bộ sử đều phải viết khách quan về những sự kiện này, phân tích đầy đủ bản chất để rút ra bài học kinh nghiệm như hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. "Tất cả người Việt Nam từng đổ xương máu để gìn giữ từng tấc đất, từng hòn đảo của nước Việt Nam đều xứng đáng được vinh danh và được tri ân của nhiều thế hệ con cháu", ông Ninh nói.

Theo GS Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, dù đã trải qua 40 năm, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc từ 1979 đến 1989 "là sự kiện không thể nào quên với mọi người dân Việt Nam". Vì vậy, những người có công với cách mạng và ngã xuống, bị thương ở biên giới phía Bắc để bảo vệ độc lập thiêng liêng của Tổ quốc cần được tri ân, tôn vinh.

Giáo sư sử học Vũ Minh Giang cho rằng, nhìn từ góc độ nào thì việc Trung Quốc đưa 600.000 quân tràn vào biên giới phía Bắc Việt Nam từ năm 1979 "mang tính chất là cuộc tiến công xâm lược". "Với ý nghĩa đó, đây là sự kiện lịch sử quan trọng, cần có vị trí xứng đáng trong các bộ sử của dân tộc, sách giáo khoa và các phương thức giáo dục lịch sử khác", ông Giang đề xuất.

Hội thảo quốc gia kỷ niệm 40 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Hội Sử học tổ chức, với 60 tham luận của nhà khoa học, cựu chiến binh.

Rạng sáng 17/ 2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km.

Theo Niên giám châu Á năm 1980, thời điểm Trung Quốc tấn công, tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ có khoảng 50.000 quân. Trong khi đó, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập; 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn với khoảng 600.000 người, gấp hơn 10 lần lực lượng tham chiến thực tế của Việt Nam.

Ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố "hoàn thành mục tiêu chiến tranh" và rút quân. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chiếm đóng trái phép một số điểm cao ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, thường xuyên gây xung đột vũ trang. Đến năm 1989, cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược mới kết thúc.

Theo Vnexpress
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.