Cuộc chiến ngầm trong đế chế ‘vàng đen’ OPEC

Tại hội nghị của LHQ về biến đổi khí hậu ở Peru, ông Ali Al-Naimi, Bộ trưởng Dầu mỏ của Ả Rập Saudi, đưa ra một tuyên bố gây thắc mắc: Hãy để thị trường chứ không phải OPEC quyết định giá dầu. Điều này khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi về vai trò của OPEC cũng như động cơ của tuyên bố.
Cuộc chiến ngầm trong đế chế ‘vàng đen’ OPEC

OPEC được nhìn nhận là “đế chế” dầu mỏ kể từ năm 1960. Nhất cử nhất động của tổ chức này đều lập tức tác động đến thị trường “vàng đen”. Sử dụng hành động tập thể, OPEC thông qua việc kiểm soát chặt nguồn cung dầu trên thế giới để điều chỉnh giá.

Cuộc chiến ngầm trong đế chế ‘vàng đen’ OPEC - anh 1

OPEC được nhìn nhận là “đế chế” dầu mỏ kể từ năm 1960

Hiến chương OPEC cũng ghi rõ mục tiêu chính của nhóm này là đạt được “sự ổn định về giá trên thị trường dầu mỏ quốc tế”. Tuy nhiên, phát ngôn của Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Saudi cũng như hành động của OPEC cho thấy tổ chức này chưa thật sự muốn kích giá dầu tăng, bất chấp nhiều phiên liên tục “phá đáy”.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, cách hành xử trên có thể xuất phát từ động cơ chính trị và các “hiện tượng lạ” về giá dầu là hệ quả của “cuộc chiến” giữa những “ông hoàng dầu lửa Trung Đông” với các nhà tư bản dầu đá phiến Mỹ.

Suốt bốn năm qua, khi giá dầu liên tục sốt, các nhà tư bản Mỹ đã thực hiện cuộc “cách mạng dầu đá phiến”, đẩy thế giới từ trạng thái thiếu sang thừa dầu. Bởi vậy, OPEC muốn giá dầu giảm thấp đủ để các đối thủ Mỹ gặp khó khăn.

Cuộc chiến ngầm trong đế chế ‘vàng đen’ OPEC - anh 2

Cuộc chiến năng lượngđược dự báo sẽ còn kéo dài

Đây cũng là chiêu bài không mới. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, giá dầu tăng mạnh khiến người ta đổ xô đầu tư vào dầu, dẫn đến thừa cung. Saudi Arabia khi đó quyết định để giá dầu giảm và bên nào sản xuất dầu với chi phí quá cao sẽ phá sản. Sau đó nguồn cung được điều chỉnh và giá sẽ tự nhiên tăng lên.

Tuy nhiên, ngày nay các nhà sản xuất dầu Trung Đông không dễ cạnh tranh với các nhà sản xuất dầu đá phiến bởi với công nghệ hiện đại, chi phí khai thác dầu đá phiến giảm từ 70 USD/thùng xuống còn 57 USD/thùng và khai thác loại năng lượng này dễ hơn nhiều so khai thác dầu truyền thống.

Tình hình trên cho thấy, cuộc chiến năng lượng sẽ còn kéo dài và điều này có lợi cho nhiều nền kinh tế. Dù vậy, giá dầu bị “bóp méo” do những động cơ chính trị và phi thị trường có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế và bất ổn tại nhiều nước sản xuất dầu trong và ngoài OPEC.

Xem thêm:

1. Giá dầu tiếp tục giảm mạnh, còn hơn 60 đô la Mỹ/thùng

2. Chùm ảnh: Những sự kiện nối bật của thế giới năm 2014 (phần 3)

3. Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại

4. Những bộ phim đáng xem nhất mùa Giáng sinh 2014

5. Giá dầu lao dốc: Xăng VN có giảm tương xứng thế giới?

Theo Thời Nay

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.