Cuộc khủng hoảng chăn nuôi ở Nigeria

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vào tháng 2 năm ngoái, các cánh đồng của Sunday Ikenna còn rất xanh tươi. Cho tới một buổi tối, một đàn gia súc đột ngột đi qua trang trại của ông và nghiền nát, giày xéo mọi thứ.
Cuộc khủng hoảng chăn nuôi ở Nigeria

"Tôi đã mất mọi thứ", Sunday Ikenna, người nông dân ở miền nam Nigeria, than thở. "Tôi chỉ dám trồng lại một ít hoa màu trong năm nay vì sợ một đàn gia súc khác sẽ kéo tới".

Ông Ikenna không phải là người trải qua tình cảnh trên. Trong vài năm qua, ngày càng có nhiều cuộc đụng độ giữa nông dân và những người chăn gia súc tại Nigeria. Nhiều năm trước, việc tranh chấp giữa hai nhóm người này có thể dễ dàng đi tới hòa giải.

Nhưng trong hai thập kỷ qua, cuộc khủng hoảng khí hậu đã góp phần thay đổi trật tự cũ đó, và những cuộc đàm phán đầy thiện chí đã trở thành một cuộc đổ máu, cướp bóc khi người nông dân cho rằng gia súc đang "ăn thịt" họ.

Vào năm 2016, ngôi làng Ukpabi-Nimbo của ông Ikenna đã bị tấn công bởi một nhóm người chăn nuôi gia súc, dẫn đến cái chết của 46 người. “Mọi thứ đã thay đổi sau buổi sáng hôm đó”, ông Ikenna nhớ lại về vụ tấn công.

Theo các chuyên gia, gốc rễ của cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ sự gia tăng kích thước của đàn gia súc tại Nigeria, từ 9,2 triệu con vào năm 1981 lên khoảng 20 triệu con cho tới hiện tại.

Cuộc khủng hoảng chăn nuôi ở Nigeria ảnh 1

Chợ gia súc Kara ở Lagos tiếp nhận hàng nghìn con bò mỗi tuần do lượng thịt tiêu thụ rất lớn. Ảnh: AFP

Dân số Nigeria cũng đã tăng lên khoảng 200 triệu người, cao nhất ở châu Phi cho đến nay. Điều này đã dẫn đến tình trạng đô thị hóa thiếu quy hoạch, chồng lấn vào các vùng vốn để chăn nuôi gia súc, đẩy những người chăn nuôi gia súc tiến sâu hơn vào các lãnh thổ của người nông dân.

Tại các vùng nông thôn ở Nigeria, người chăn nuôi đang đòi hỏi những vùng đất rộng lớn để thả gia súc. “Những nơi chỉ chứa được 10 con gia súc thì nay đã phải nhồi nhét hơn 50 con", Ifeanyi Ubah, một chủ trang trại gia súc tại phía đông Nigeria, cho biết.

Ngoài ra, Nigeria còn là ngã tư cho gia súc từ các quốc gia khác: những người di cư từ Cameroon, Niger, Burkina Faso và Chad thường xuyên đi vào lãnh thổ nước này để tìm kiếm các đồng cỏ và nguồn nước dồi dào.

Mặc dù có chưa tới 100 cửa khẩu chính thức, thế nhưng đã có hơn 1.499 đường nhập cảnh bất hợp pháp vào Nigeria tính đến năm 2013, theo cựu Bộ trưởng Nội vụ Abba Moro.

Các nhóm khủng bố cũng góp phần vào cuộc khủng hoảng này. Tổ chức Boko Haram đã sử dụng số tiền thu được từ việc bán gia súc để tài trợ cho các hoạt động khủng bố trong nước.

Có lần, các tay súng Boko Haram đã giết chết 19 người chăn gia súc khi họ định ăn trộm gia súc của chúng. Một số vụ tấn công gia tăng đã dẫn đến cái chết của hai triệu gia súc và 600 người, nhiều nông dân đã buộc phải rời khỏi lưu vực hồ Chad màu mỡ để tìm kiếm vùng đất mới.

Nhưng cuộc khủng hoảng khí hậu là yếu tố lớn nhất. Hầu hết các vùng phía bắc Nigeria đã bị sa mạc hóa và hạn hán nghiêm trọng. Lượng mưa trung bình hàng năm ở khu vực này đã giảm xuống dưới 600 mm, so với 3.500 mm ở khu vực bờ biển phía nam.

Sự thay đổi này đe dọa sinh kế của khoảng 40 triệu người, đặc biệt là chăn nuôi và nông dân sản xuất nhỏ. Một số lượng lớn người chăn nuôi gia súc đang bị buộc phải di chuyển từ các khu vực chăn thả truyền thống đến miền Trung và miền Nam Nigeria khi mùa khô kéo đến.

“Trước đây, rừng cây, sông suối có ở hầu hết các vùng phía bắc Nigeria", theo Bala Ardo - thủ lĩnh một nhóm chăn nuôi gia súc, cho biết. “Cỏ có đủ cho các loại gia súc. Thế nhưng mọi thứ dần biến mất. Tình thế này đã buộc chúng tôi phải tìm kiếm đồng cỏ và nước ở những nơi xa nhà, phần nước phải chia đều cho con người và gia súc".

Vào năm 2018, chính phủ Nigeria đã đề xuất thiết lập các vùng chăn nuôi gia súc và tài trợ cho các trại chăn thả trên khắp cả nước. Nhưng các nhà lãnh đạo địa phương đã phản kháng. Ở miền Nam, các nhóm sắc tộc như người Hồi giáo Fulani được cho là sẽ lợi dụng chính sách này để chiếm đất. Một số nhà nghiên cứu ước tính rằng các thành viên của nhóm sắc tộc Fulani sở hữu 90% gia súc của Nigeria.

Cuộc khủng hoảng chăn nuôi ở Nigeria ảnh 2

Một người chăn bò Fulani ở miền Nam Nigeria. Ảnh: AFP

Trước ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu, chính phủ liên bang hiện đại hóa ngành chăn nuôi thông qua một loạt các biện pháp can thiệp theo từng giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2027. Các trang trại chăn nuôi và chế biến sẽ được tạo ra và một số dự án thí điểm đã được thành lập. Nhưng kế hoạch này cũng đang vấp phải khó khăn.

“Kế hoạch này không đáp ứng nhu cầu của những người chăn nuôi gia súc, vốn đang phải vật lộn để tìm đủ nước và đồng cỏ để giữ cho đàn gia súc của họ sống sót trong mùa khô", nhà báo Khalid Salisu tại Nigeria khẳng định.

Trong trường hợp không có các giải pháp hữu hiệu từ chính quyền trung ương, các bang và cộng đồng đang đề xuất nhiều biện pháp khắc phục. Ví dụ như ở bang Benue miền Nam Nigeria đã áp dụng luật cấm chăn thả gia súc lộ thiên. Luật pháp yêu cầu những người chăn nuôi phải thuê hoặc mua đất để mở trang trại của họ.

Trọng tâm của vấn đề là cần phải thuyết phục những người chăn nuôi từ bỏ việc coi đất và nước như một nguồn tài nguyên miễn phí, thế nhưng sẽ rất khó để thay đổi quan niệm cố hữu này của người nông dân Nigeria.

Abubakar Sambo, lãnh đạo của cộng đồng ở bang Enugu, cho biết những người chăn nuôi phải được hỏi ý kiến ​​trước khi đưa ra các sáng kiến ​​mới: “Các chính sách mà người chăn nuôi gia súc nhận được phần lớn trên đài phát thanh và truyền hình không phát huy tác dụng. Những người chăn gia súc phải được đóng góp tiếng nói".

Theo The Guardian
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?