Những ngày này, nắng nóng kéo dài và thời tiết khô hạn trong những ngày qua đang làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người dân tại nhiều quốc gia châu Âu như Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tiếp tục đối mặt với nắng nóng khi nhiệt độ ở bán đảo Iberia vẫn tăng cao trên 40 độ C. Viện Khí quyển và biển Bồ Đào Nha dự báo nắng nóng sẽ lên mức đỉnh điểm khi nhiệt độ tại thành phố Setubal, lên mức 47 độ C, chỉ thấp hơn 1 độ C so với mức nhiệt kỷ lục từng được ghi nhận ở thủ đô Athens, Hy Lạp năm 1977 (48 độ C). Trước đó, 16 đài khí tượng tại Bồ Đào Nha ghi nhận nhiệt độ lên mức 45,9 độ C ở nhiều nơi như Alcacer do Sal, gần Setubal. Chính quyền thành phố Lisbon đã cho đóng cửa các điểm vui chơi ngoài trời, đồng thời khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài đường.
Trong tương lai, ngay cả một vài nơi ở Nam Âu ngày càng nóng nực, thú vui trượt tuyết dự đoán chỉ còn là hoài niệm trong quá khứ vì băng tuyết đang tan ra trên khắp toàn cầu.
Biến đổi khí hậu cũng sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới mùa màng trên toàn cầu. Thiên tai, lũ lụt hoành hành, mưa cũng đang trở nên ngày càng thưa thớt hơn vào nhiều thời điểm trong năm. Một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á năm 2017, trong tương lai, thu hoạch lúa gạo có thể giảm tới 50%.
Nhà nghiên cứu về khí hậu Mojib Latif cho biết: “Mỗi khi thời tiết nóng thêm 1 độ, thì lượng nước mà không khí hấp thụ sẽ tăng thêm 7%”. Điều này có nghĩa là tần suất mưa sẽ ít đi, nếu có mưa thì lượng mưa sẽ lớn khủng khiêp, phá hủy mùa màng. Đợt nắng nóng lên tới 39 -40 độ C ở Đức gần đây tuy chưa phá vỡ kỷ lục năm 2015 nhưng nông dân Đức ước tính thiệt hại mùa màng lên tới 1,4 tỷ Euro do nắng nóng. Minh chứng cho thấy, ở nhiều nước châu Âu, khoai tây cũng đang phải chịu ảnh hưởng từ những thay đổi khí hậu, khi phải phát triển cằn cỗi, cho lượng tinh bột ít đi và nhanh hỏng hơn. “Đã đến lúc chúng ta phải đầu tư vào việc phát triển các giống cây trồng mới” – nhà nghiên cứu Mojib cho hay.