Đại học giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mùa tuyển sinh năm 2022, nhiều trường đại học công bố cắt giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển dựa trên điểm kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ sung phương thức xét tuyển mới.
Thí sinh dự tốt nghiệp trung học phổ thông.
Thí sinh dự tốt nghiệp trung học phổ thông.

Theo công bố của các trường đại học, trong mùa tuyển sinh năm 2022 nhiều trường sẽ giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển dựa trên điểm kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông đồng thời kết hợp tuyển sinh theo nhiều phương thức khác nhau.

Cắt giảm chỉ tiêu

Nếu các năm trước đây, xét tuyển theo điểm thi Tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tỷ lệ chỉ tiêu lớn nhất trong phương thức xét tuyển của nhiều trường, đặc biệt là các trường tốp đầu, thì năm 2022, tỷ lệ này đã giảm mạnh.

Năm 2020, Đại học Giao thông Vận tải dành khoảng 70-80% cho phương cho hình thức xét tuyển dựa trên điểm kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông thì năm 2022, theo công bố của trường, tỷ lệ sẽ chỉ còn khoảng 40-50%, giảm 30%.

Tại Đại học Kinh tế quốc dân, con số này thậm chí rút lại rất khiêm tốn, chỉ còn từ 10 đến 15% so với trên 50% như năm 2021. Phần chỉ tiêu còn lại sẽ được xét tuyển kết hợp theo đề án riêng của trường.

Tương tự, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho biết chỉ dành 10-20% cho phương thức xét tuyển truyền thống này. Trường dành khoảng 20-30% số chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển tài năng, 60-70% chỉ tiêu xét tuyển dưa vào kết quả thi đánh giá tư duy.

Lý giải về sự thay đổi này, lãnh đạo các trường cho hay do tính chất của kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông đã thay đổi, chỉ dành mục đích xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh. Theo đó, đề thi dễ hơn, tính phân loại thấp hơn, gây khó khăn cho các trường trong việc tuyển chọn thí sinh, nhất là ở các ngành, trường tốp trên.

Vì thế, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đầu vào phù hợp với yêu cầu đào tạo, các trường buộc phải chuyển dịch trong tuyển sinh với đa dạng các phương án. Điều này đồng thời cũng thể hiện sự tự chủ của các trường theo Luật Giáo dục Đại học.

Phối hợp nhiều phương án

Cùng với việc thu hẹp “cánh cửa” xét tuyển bằng điểm thi Tốt nghiệp trung học phổ thông, các trường đại học đã mở rộng nhiều “cánh cửa” khác để chào đón thí sinh.

Theo đó, để đỗ vào Đại học Kinh tế quốc dân năm 2022, thí sinh không chỉ xét tuyển theo điểm thi Tốt nghiệp trung học phổ thông mà còn có thể nộp hồ sơ bằng các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế… Cũng trong mùa tuyển sinh năm 2022, lần đầu tiên trường đại học hàng đầu về khối ngành kinh tế này sẽ triển khai phương thức xét tuyển mới: dựa trên điểm kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, một thí sinh có thể dự tuyển vào trường bằng rất nhiều cách khác nhau.

Tương tự, năm 2022, các trường Đại học Thuỷ lợi, Đại học Xây dựng, Đại học Mỏ-Địa chất, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Công nghệ giao thông vận tải cũng dự kiến có thêm hình thức xét tuyển dựa trên điểm bài thi tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trong khi năm 2021, kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội chủ yếu dùng trong nội bộ các trường thành viên thì thời điểm này, theo thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội, đã có gần 50 trường đăng ký sử dụng điểm kỳ thi này để xét tuyển trong năm tới.

Ở khu vực phía Nam, theo tiến sỹ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, số trường đăng ký sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học này là trên 80 trường.

Phối hợp đa dạng phương thức tuyển sinh, trong mùa tuyển sinh năm 2022, có thể thấy các đại học đã có sự “bắt tay” chặt chẽ hơn trong việc sử dụng kết quả dùng chung trong các kỳ thi riêng.

Theo ông Chính, việc các trường giảm chỉ tiêu xét tuyển dựa trên điểm thi Tốt nghiệp trung học phổ thông và tăng cường sử dụng chung kết quả thi tuyển sinh là xu hướng tất yếu, phù hợp với quốc tế. Điều này vừa giúp các trường tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào đồng thời giúp học sinh không phải tham dự quá nhiều kỳ thi như giai đoạn trước năm 2002, khi mỗi trường đại học đều tự tổ chức thi riêng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.