Dân mạng hào hứng khi 'Tây du ký' phát lại trên sóng truyền hình

'Tây du ký 1986 ' không chỉ là siêu phẩm của nhà đài Trung Quốc mà đây còn là bộ phim kinh điển gắn với tuổi thơ nhiều thế hệ khán giả Việt Nam.
Dân mạng hào hứng khi 'Tây du ký' phát lại trên sóng truyền hình

33 năm kể từ khi công chiếu lần đầu tiên, dù kỹ xảo thô sơ nhưng 'Tây du ký' vẫn luôn là món ăn tinh thần cho khán giả mỗi dịp hè về. Dù chiếu đi chiếu lại hàng chục lần, được các fan thuộc nằm lòng từng chi tiết nhưng mỗi khi lên sóng trở lại 'Tây du ký' vẫn luôn nhận được sự chú ý.

Mới đây trên một số diễn đàn mạng, thông tin về 48 tập phim truyền hình kinh điển 'Tây Du Ký' sẽ trở lại với khán giả trong khung giờ 19h bắt đầu từ ngày 8/7 khiến cộng đồng mạng hào hứng và mong chờ.

Dưới bài đăng, nhiều người tranh thủ ôn lại kỷ niệm khi xưa từng xem huyền thoại năm 1986 này trên màn ảnh nhỏ. Một số gọi đây là 'bầu trời ký ức', 'tuổi thơ ùa về' của họ.

"Có lẽ ở mọi lứa tuổi thì người Việt Nam đều biết đến và yêu quý siêu phẩm này. Đối với mình, bộ phim giống như là cả một bầu trời ký ức", là bình luận của Nguyễn Trường.

Trịnh Nghĩa bình luận: "Cứ đến mùa hè là tôi lại mong chờ được xem Tây du ký chiếu lại. Mặc dù đã 33 năm nhưng có xem lại đến cả trăm lần tôi vẫn mê mẩn".

Doãn Cảnh Vinh chia sẻ: "Kỷ niệm với thầy trò Đường Tăng là những hôm 12h trưa chạy bạt mạng sang nhà cậu bạn có chiếc tivi đen trắng nét nhất xóm rồi ngồi chen chúc nhau xem. Hết phim, đám trẻ nhìn nhìn nhau tiếc nuối, kéo nhau về mong chờ tới ngày hôm sau.

Bộ phim Tây du ký được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân, do Đài truyền hình Trung Ương Trung Quốc (CCTV) sản xuất. Phim được phát sóng lần đầu tiên vào năm 1986, tạo nên tiếng vang lớn, trở thành một trong những phim kinh điển của Trung Quốc và trên thế giới.

Khi được phát sóng trên truyền hình Việt Nam, câu chuyện 4 thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh phải vượt qua 81 kiếp nạn khắc sâu trong trí nhớ của các thế hệ 7x, 8x và 9x và cả thế hệ 10x sau này.

Phiên bản Tây du ký 1986 cũng được đánh giá là thành công nhất và được trình chiếu nhiều lần, thu hút khán giả mọi lứa tuổi. Cũng từ Tây du ký 1986, các gương mặt diễn viên Trung Quốc đã tạo được ấn tượng khó phai với khán giả là: Trì Trọng Thụy, Từ Thiếu Hoa, Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa, Diêm Hoài Lễ...

Theo VTC News
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).