Quốc gia đông dân nhất thế giới ghi nhận tỷ lệ sinh 0,752% vào năm ngoái, trong khi tỷ lệ tử vong là 0,718%, dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên là 0,034%, theo số liệu Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.
Đây là tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên thấp nhất kể từ năm 1960, khi thời kỳ Đại nhảy vọt (1958 đến 1962) dẫn đến mức giảm 0,45%. Chênh lệch về tỷ lệ sinh so với tỷ lệ tử vẫn dưới 1% kể từ năm 1998, tỷ lệ này là 0,145% vào năm 2020.
Năm 2021, dân số Trung Quốc đạt 1,126 tỷ người, tăng nhẹ so với mức 1,121 tỷ người vào năm 2020.
Các nhà nhân khẩu học trong nhiều năm đã cảnh báo Trung Quốc phải ngăn chặn tình trạng giảm sinh, lo ngại rằng tình trạng này sẽ dẫn đến bất ổn xã hội và tăng trưởng kinh tế.
Gần đây, nhà kinh tế Ren Zeping đã chú ý với đề xuất được đăng trên mạng xã hội, thúc giục Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc in thêm 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (314 tỷ USD) để khuyến khích sự ra đời của 50 triệu trẻ sơ sinh trong 10 năm tới.
Trong khi đó, nhà nhân khẩu học He Yafu vào tháng 11 dự đoán dân số Trung Quốc sẽ giảm xuống vào năm 2022, do lý do tỷ lệ sinh thấp, các cặp đôi trì hoãn việc kết hôn,...
Cuộc Tổng điều tra dân số Trung Quốc vào năm 2020 được công bố vào tháng 5 năm ngoái cho thấy tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 0,53%, chậm nhất kể từ sau thời kỳ Đại nhảy vọt.
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất đối mặt với những thách thức về suy giảm dân số, nhưng đang là nước trải qua tình trạng đáng báo động nhất, kết hợp với vị thế là một nền kinh tế đang phát triển có thể dẫn đến việc tình trạng "già đi trước khi giàu lên", một câu châm ngôn được các nhà kinh tế sử dụng để mô tả những nguy cơ của bẫy thu nhập trung bình.
Sự gia tăng dân số liên tục chậm lại đồng thời với sự gia tăng mức thu nhập đang giảm dần. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, thu nhập quốc dân ròng của Trung Quốc bình quân đầu người chỉ tăng 4,7% so với năm 2019, giảm so với mức 12,8% của một thập kỷ trước. Dân số tăng chậm lại, kết hợp với thu nhập giảm đi của người dân, có thể khiến Trung Quốc trở thành một thị trường kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Năm ngoái, chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra kế hoạch kinh tế 5 năm đến năm 2025, trong đó có việc áp dụng "chính sách ba con" trên toàn quốc. Kế hoạch mới được đưa ra chỉ vài năm sau khi "chính sách hai con" được đưa ra vào năm 2016.
Kế hoạch 5 năm mới cũng đề xuất kéo dài tuổi nghỉ hưu hiện tại lên 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ, tăng từ 60 đối với nam và 55 đối với nữ, cùng với một môi trường làm việc tốt hơn cho phụ nữ đang đi làm và phụ nữ mang thai.
Chính phủ dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã thúc đẩy "sự thịnh vượng chung" nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, cũng như cấm các trường dạy thêm vào tháng 7 năm ngoái nhằm giảm bớt khối lượng học tập của học sinh và gánh nặng tài chính cho phụ huynh.
Cho đến khi những động thái này mang lại kết quả như dự kiến, thách thức về nhân khẩu học sẽ khiến mục tiêu dài hạn của ông Tập là vượt qua nền kinh tế Mỹ chịu áp lực.