Đằng sau xu hướng sống độc thân khi về già tại Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hiện nay, ngày càng nhiều người Mỹ lớn tuổi hiện lựa chọn một cuộc sống độc thân khi về già . Tuy nhiên, xu hướng này đang đặt ra một loạt vấn đề từ tài chính, sức khoẻ, y tế cho đến nhà ở trong lòng xã hội Mỹ.
Đằng sau xu hướng sống độc thân khi về già tại Mỹ

Ở tuổi 52, Jay Miles đang sống một cuộc đời độc thân, không hôn nhân cũng không con cái, nhưng với tư cách là một nhà quay phim, yêu thích sự sáng tạo, anh cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, anh cũng bày tỏ lo lắng về tương lai sau này, rằng ai sẽ chăm sóc cho mình khi anh ấy ngày một già đi.

Donna Selman, một giảng viên đại học 55 tuổi tại Illinois, cho biết cô rất trân trọng cuộc sống độc thân, bởi cô không muốn bản thân sẽ giống như mẹ và các dì của mình khi không có khả năng tự chủ về tài chính, cũng như không thể tự quyết định tình cảm của chính mình.

Mary Felder, 65 tuổi, một mình nuôi nấng những đứa con của mình, giờ bà đang sống một mình trong căn nhà cũ ở Philadelphia. Ngôi nhà của bà ấy đã xuống cấp nghiêm trọng, nhưng khoản chi phí để sửa sang một căn nhà đã tồn tại hàng thập kỷ là quá sức với bà.

Đây là những ví dụ điển hình cho thấy số lượng những người trong độ tuổi trên 50 hiện sống một mình tại Mỹ đang ngày một tăng lên.

Năm 1960, chỉ 13% trên tổng số hộ gia đình tại Mỹ là những trường hợp độc thân, nhưng con số này sau đó đã tăng mạnh và tiến gần đến mức 30% vào thời điểm hiện tại. Đối với các hộ gia đình có người từ 50 tuổi trở lên, con số này thậm chí là 36%.

Theo số liệu thống kê mới nhất được công bố, gần 26 triệu người Mỹ từ 50 tuổi trở lên hiện đang sống một mình, tăng đáng kể so với mức 15 triệu được ghi nhận vào năm 2000. Những người lớn tuổi thường có xu hướng lựa chọn sống một mình hơn và nhóm tuổi đó giờ đây là những người thuộc thế hệ X, được sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số những năm 60, 70.

Nguyên nhân dẫn đến xu hướng này một phần là do những thay đổi sâu sắc trong thái độ, tư duy về giới tính và hôn nhân. Những người trên 50 tuổi hiện nay có rất nhiều trường hợp đã ly dị, ly thân hoặc chưa bao giờ kết hôn, tỷ lệ ở nhóm tuổi này cao hơn bất kì thời điểm nào được ghi nhận trong lịch sử nước Mỹ.

Hơn 60% những người lớn tuổi hiện đang sống một mình là phụ nữ. Điều này có thể dễ dàng hiểu được bởi trong xã hội hiện nay, phụ nữ thuộc thế hệ X có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp hơn, họ sở hữu nhà và độc lập về tài chính – những thứ mà các thế hệ trước đây không thể đạt được.

“Có một sự thay đổi lớn đang diễn ra trong xã hội nói chung và giữa các thế hệ nói riêng”, Tiến sĩ Markus Schafer, một nhà xã hội học nghiên cứu về nhóm dân số lớn tuổi tại Đại học Baylor, nhận định.

Trong các cuộc phỏng vấn, nhiều người lớn tuổi cho biết họ cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu của Tiến sĩ Schafer cho thấy những người lớn tuổi sống một mình thường có sức khỏe thể chất và tinh thần kém, cũng như có tuổi thọ ngắn hơn so với nhóm sống cùng người thân.

Bên cạnh vấn đề sức khoẻ từ việc sống một mình, tỷ lệ người trên 55 tuổi không có con ngày càng tăng, hiện chiếm khoảng 1/6 dân số Mỹ, cũng đặt ra một vấn đề về phương pháp quản lý, chăm sóc y tế cho người cao tuổi trong những thập kỷ tới tại quốc gia này.

“Điều gì sẽ xảy ra với nhóm đối tượng này? Liệu họ có thể tìm kiếm được sự hỗ trợ khác để ‘bù đắp’ cho việc sống một mình hay không?”, Tiến sĩ Schafer chỉ rõ.

Đối với nhiều người trưởng thành độc thân, đại dịch nêu bật những thách thức của quá trình lão hóa.

Cô Donna Selman đã ly hôn được 17 năm và hiện đang sống một mình ở thành phố Terre Haute. Cô lựa chọn cuộc sống độc thân nhằm thiết lập các thói quen mới, như thường xuyên gọi điện nói chuyện với bạn bè hay từ bỏ sở thích uống rượu, để ngăn bản thân cảm thấy cô đơn và rơi vào trạng thái trầm cảm.

Mặc dù luôn mong muốn sau khi nghỉ hưu sẽ được sống gần bên con cái và cháu trai của mình, nhưng cô Selman vẫn quyết định sống một mình. “Tôi không muốn làm phiền con gái, không muốn nó phải bận tâm đến tôi”, cô chia sẻ.

Anh Jay Miles lại ở trong hoàn cảnh khác. Việc chăm sóc người mẹ của mình đã khiến bản thân anh cảm thấy tự lo lắng về tương lai của chính mình. Anh không có con cái, không có lương hưu, anh không có mọi nguồn hỗ trợ khi về già.

“Tôi vẫn cảm thấy bất an về khoảng thời gian cuối đời của mình. Tôi không thể gọi cho con cái, giống như cách mẹ tôi từng làm để nhờ cậy tôi thay bóng đèn. Tôi vô cùng bối rối với cuộc sống độc thân của mình”, anh Miles cho biết.

Đằng sau xu hướng sống độc thân khi về già tại Mỹ ảnh 1

Một người thuộc thế hệ Gen X lựa chọn cuộc sống độc thân cho biết, họ đã nghĩ tới việc sống chung với một ai đó khi về già. Sáng kiến này một phần bắt nguồn từ trải nghiệm cuộc sống sinh viên trong những năm tháng học đại học ở tuổi trưởng thành của họ.

“Tôi đã chia sẻ về các vấn đề của tuổi già sau này với bạn bè của mình, chúng tôi rất muốn sau này có thể nhờ cậy, nương tựa nhau”, anh Patrick McComb, một nghệ sĩ đồ họa 56 tuổi, hiện đang sống ở thành phố Riverview, cho biết. “Ở một mình lúc cuối đời không phải là một điều tồi tệ. Nhưng tôi thích ở bên mọi người hơn”, anh nói thêm.

Cô Katy Mattingly, một thư ký văn phòng 52 tuổi, đã mua một căn nhà ở thành phố Ypsilanti khoảng ba năm trước. Căn nhà tuy nhỏ nhưng vẫn được thiết kế với không gian ba phòng ngủ.

Sống một mình trong ngôi nhà có ba phòng ngủ có vẻ là một điều xa xỉ, nhưng theo góc nhìn của các chuyên gia, đây không phải là một xu hướng được quyết định dựa trên lựa chọn cá nhân, mà vấn đề nằm ở nguồn cung nhà ở tại Mỹ. Theo một nghiên cứu từ công ty tài chính Freddie Mac, do những hạn chế về quy hoạch và xây dựng ở nhiều khu vực, tình trạng thiếu hụt số lượng nhà ở có diện tích dưới 130m2 tại Mỹ đang khiến cho giá nhà thuộc phân khúc này tăng cao.

Vào khoảng 40 năm trước, số lượng nhà ở có diện tích dưới 130m2 chiếm tới 40% tổng số nhà được xây mới, tuy nhiên con số này giờ đây chỉ vào khoảng 7% dù nhu cầu nhà ở thuộc phân khúc này đang tăng cao, trong bối cảnh số người lựa chọn cuộc sống độc thân ngày một nhiều hơn.

Trên thực tế, một ngôi nhà quá lớn sẽ là hoàn toàn dư thừa và vượt quá nhu cầu sử dụng của một người lớn tuổi sống một mình. Chính tình trạng này đang khiến nhiều người Mỹ lớn tuổi sống độc thân gặp khó khăn hơn về mặt tài chính, đặc biệt là trong việc chi trả chi phí sinh hoạt và chi phí chăm sóc sức khoẻ.

“Những người trong nhóm này thường sẽ phải đứng trước lựa chọn rằng mua một căn nhà nhỏ với mức giá cao hơn hay chấp nhận mua một căn nhà cho hộ gia đình đông người”, Jennifer Molinsky, Giám đốc Chương trình Nhà ở xã hội cho Người cao tuổi tại Đại học Harvard University, cho biết.

Tình trạng này gián tiếp kéo theo một hệ luỵ khác bởi khi ngày càng nhiều căn nhà có diện tích lớn được sở hữu, các gia đình trẻ sẽ có ít cơ hội tìm được những ngôi nhà phù hợp với chi phí hợp lý hơn. Họ sẽ buộc phải lựa chọn ở trong những căn nhà có diện tích nhỏ hoặc phải di chuyển đi các khu vực khác để tìm kiếm nhà ở với giá cả phải chăng.

“Lựa chọn của cả hai thế hệ về phân khúc nhà ở phù hợp đang ngày càng bị siết chặt”, Jenny Schuetz, chuyên gia về lĩnh vực kinh tế và nhà ở đô thị tại Viện Brookings, chỉ rõ.

Theo The New York Times
Hoãn xử vụ nam sinh lớp 8 bị gây thương tích làm chết não ở Long Biên, Hà Nội
Hoãn xử vụ nam sinh lớp 8 bị gây thương tích làm chết não ở Long Biên, Hà Nội
(Ngày Nay) - Sáng 19/11, Tòa án nhân dân quận Long Biên (Hà Nội) đưa ra xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” đối với cháu N.H.Đ (học sinh lớp 8, ở quận Long Biên) khiến cháu bị chết não dẫn tới tử vong. Bị cáo trong vụ án là Trương Văn Minh (sinh ngày 28/11/2008, khi phạm tội là 15 tuổi 3 tháng 19 ngày tuổi, trú tại phường Việt Hưng, quận Long Biên) bị Viện Kiểm sát nhân dân quận truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 134, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
(Ngày Nay) - Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Đến trường không chỉ để học
Đến trường không chỉ để học
(Ngày Nay) - Cùng với chương trình giáo dục phổ thông, rất nhiều trường học đang chú trọng phát triển các hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển toàn diện cả thể chất, tinh thần và kỹ năng mềm cho học sinh.
An Giang: Nguyên cán bộ Tỉnh mất nhà ra chòi ở chờ công lý
An Giang: Nguyên cán bộ Tỉnh mất nhà ra chòi ở chờ công lý
(Ngày Nay) - “Ba mẹ tôi yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước, yêu vùng đất An Giang này như hơi thở và tin tưởng tuyệt đối với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nên cứ giữ vụ việc mãi trong lòng mà thành tâm bệnh. Bổn phận người làm con, nhìn đấng sinh thành phải sống tạm bợ trong chòi lá xập xệ nhiều năm trời, tôi không chịu nổi…” - những lời lẽ thống thiết mà anh Nguyễn Kiên Cường (SN 1980, trú TP.Long Xuyên) gửi đến chúng tôi.
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.