Đặt niềm tin vào một kỳ thi THPT quốc gia không gian lận

[Ngày Nay] - Dựng hàng loạt hàng rào kỹ thuật, tổ chức tới 34 đoàn thanh tra, lắp camera giám sát 24/24… Đó là hàng loạt các giải pháp được Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng để siết chặt khâu chấm thi của kỳ thi THPT quốc gia, nhằm chống gian lận thi cử, đảm bảo kết quả thi tin cậy.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chấm trắc nghiệm: Bộ Giáo dục trực tiếp chủ trì

Năm nay, việc chấm thi trắc nghiệm sẽ không được giao cho các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện như các năm trước đây mà sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chủ trì, các trường đại học thực hiện. Các cán bộ của trường đại học được giao nhiệm vụ trực đêm tại phòng lưu trữ bài thi. Khu vực lưu trữ bài thi phải có camera an ninh, có lực lượng công an trực 24/24 giờ.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, không chỉ siết khâu chấm thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ rà soát, phân tích dữ liệu thống kê kết quả thi của các địa phương, trong trường hợp cần thiết sẽ chấm thẩm định các bài thi, trước khi công bố kết quả thi cho thí sinh.

Năm 2018, túi đựng bài thi được niêm phong bằng một mẫu giấy riêng, dễ rách, nhưng vẫn bị bóc ra để thực hiện gian lận. Vì thế, năm 2019, việc niêm phong túi đựng bài thi sẽ được “siết” hơn bằng việc dán phủ một lớp băng dính trong lên nhãn niêm phong một vòng quanh túi đựng bài thi.

Khi chấm thi, phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh sẽ được đánh phách điện tử để khi xử lý bài thi không thấy được đồng thời mối liên hệ giữa thông tin cá nhân và phần bài làm của thí sinh, cán bộ chấm thi không thể biết bài làm này của thí sinh nào. Bài thi sẽ được quét ảnh theo từng lô giới hạn 24 bài, tương ứng với một phòng thi, thay vì quét ảnh bài thi theo lô không hạn chế số bài như trước đây. Sau mỗi lô 24 bài, bài thi sẽ được niêm phong lại trước khi mở túi bài thi khác để quét lô mới. Tất cả các dữ liệu hình ảnh sau khi quét sẽ được mã hóa, từ dữ liệu quét ảnh, các dữ liệu trung gian và cả kết quả chấm. Chỉ có những người được cấp phép mới có thể giải mã để đọc được các thông tin.

Trước khi máy chấm, bài thi của thí sinh sẽ được sửa các lỗi như lỗi tô mờ. Tuy nhiên, việc sửa lỗi không thể thực hiện tùy tiện trên cả bài thi như các năm trước mà phần mềm phát hiện lỗi ở chỗ nào thì chỉ khoanh vùng khu vực đó. Cán bộ chấm thi chỉ có thể sửa trên phần được khoanh vùng. Mọi thao tác trên phần mềm chấm thi đều được lưu vết và chỉ người có trách nhiệm mới mở để xem/đọc (không sửa được) các thông tin này nhằm hỗ trợ phát hiện các can thiệp trái phép hay gian lận khi sử dụng phần mềm chấm thi.

Chấm thi tự luận: Giám thị phải bốc thăm

Khác với các môn trắc nghiệm, việc chấm bài thi tự luận môn Ngữ văn năm 2019 vẫn do các sở giáo dục và đào tạo chủ trì. Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, không thể giao các trường đại học chấm Ngữ văn do hầu hết các trường không đủ nhân lực giảng viên môn văn để thực hiện việc chấm thi môn này. Vì thế, bắt buộc phải giao chấm thi tự luận cho các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả thi đáng tin cậy, Bộ đã có nhiều giải pháp để siết quy trình chấm sẽ chặt chẽ hơn.

Cụ thể, việc làm phách bài thi tự luận được thực hiện cách ly, bảo mật số phách. Giám khảo sẽ phải bốc thăm bài thi để chấm. Bài thi được chấm hai vòng độc lập và sẽ phải chấm lại lần thứ ba nếu điểm của hai giám khảo vênh nhau từ 2 điểm trở lên. Năm nay, bên cạnh việc chấm kiểm tra ngẫu nhiên 5% số bài thi, tất cả các bài thi tự luận điểm cao của mỗi hội đồng chấm sẽ được chọn ra để chấm kiểm tra một lần nữa.

Sau khi chấm, bài thi được yêu cầu ráp phách thủ công ít nhất 20% số bài thi. Việc nhập điểm cũng được thực hiện theo hai lần độc lập, sau đó đối sánh để đảm bảo không có sai sót khi đó mới cập nhật kết quả chấm thi lên hệ thống phần mềm Quản lý thi.

Tổ chức 34 đoàn kiểm tra chấm thi

Để đảm bảo các hội đồng thi chấm thi nghiêm túc, đúng quy chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tổ chức tới 34 đoàn thanh kiểm tra công tác chấm thi tại các địa phương. Việc kiểm tra thi do đích thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Thứ trưởng, lãnh đạo các Cục, Vụ liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, Trưởng ban chỉ đạo thi quốc gia, kỳ thi đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, nhưng khâu chấm thi cũng cần phải được siết chặt đúng quy chế, nhằm đảm bảo kết quả thi đáng tin cậy.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, không chỉ siết khâu chấm thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ rà soát, phân tích dữ liệu thống kê kết quả thi của các địa phương, trong trường hợp cần thiết sẽ chấm thẩm định các bài thi, trước khi công bố kết quả thi cho thí sinh. Đây là khâu cuối cùng để phát giác các tiêu cực nếu có. Vì thế việc công bố điểm thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ chậm hơn 3 ngày so với năm 2018. Dự kiến thời gian công bố điểm thi THPT quốc gia 2019 là ngày 14/7.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?