Dạy thêm, học thêm trong dịp hè: Khó kiểm soát

Mỗi năm, độ đầu tháng 6, khi học sinh vừa bước vào hè, thì các bậc phụ huynh cũng bắt đầu đôn đáo tìm nơi học thêm cho trẻ. Để học sinh có một kỳ nghỉ hè đúng nghĩa, ngành Giáo dục đã có quy định cấm các trường tổ chức ôn tập văn hóa trong tháng 6 và 7, song thực tế vẫn còn không ít kẽ hở khiến việc dạy thêm, học thêm khó kiểm soát.
Đổi mới toàn diện phương pháp dạy và học là giải pháp hiệu quả giải quyết tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan. Ảnh: Nhật Nam
Đổi mới toàn diện phương pháp dạy và học là giải pháp hiệu quả giải quyết tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan. Ảnh: Nhật Nam

Nhiều quy định, nhưng…

Vấn đề dạy thêm, học thêm từ lâu đã trở thành đề tài tốn nhiều giấy mực của các cơ quan báo chí và cũng là câu chuyện thường được nhắc đến trong mỗi gia đình có con ở độ tuổi từ tiểu học đến trung học phổ thông. Đề cập đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng, dạy thêm, học thêm là nhu cầu tự thân của giáo viên, học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo không cấm dạy thêm, học thêm, song có trách nhiệm kiểm soát để chống dạy thêm, học thêm tràn lan và sai quy định gây áp lực cho học sinh, bức xúc cho phụ huynh.

Để kiểm soát việc dạy thêm, học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn, trong đó có Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư nêu rõ, việc dạy thêm, học thêm phải bảo đảm nguyên tắc hàng đầu là dựa trên nhu cầu tự nguyện của học sinh và được phụ huynh học sinh đồng ý. Thông tư cũng quy định có hai đối tượng học sinh không được phép dạy thêm là học sinh tiểu học và học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, từ nhiều năm nay, để học sinh có được một kỳ nghỉ hè đúng nghĩa, tránh những áp lực từ việc dạy thêm, học thêm, Sở Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường chỉ được tổ chức ôn tập văn hóa cho học sinh sau ngày 1-8, trên cơ sở tự nguyện, không được ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào. Trước kỳ nghỉ hè năm học 2018-2019, quy định này đã được nhắc lại đối với các nhà trường.

Theo ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ, không có trường nào trên địa bàn quận tổ chức dạy thêm vào thời điểm này. Đây cũng là thực tế tại các trường học trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, việc kiểm soát dạy thêm, học thêm ở ngoài nhà trường vào dịp hè không hề đơn giản. 

Không khó để tìm thấy một lớp học thêm ở khu vực quanh các trường học hoặc xen kẽ tại các khu dân cư, nhưng không dễ xử lý, bởi người “tiếp tay” lại chính là phụ huynh. Hơn nữa, hình thức tổ chức dạy thêm thường nhỏ lẻ hoặc mang tính chất gia đình, nên khó có thể áp dụng quy định hành chính để xử lý. 

“Học thêm là nhu cầu chính đáng của gia đình học sinh, nhằm giúp các em bổ trợ kiến thức. Cũng có gia đình vì bí chỗ gửi con, nên tìm đến các lớp học thêm. Bởi vậy, không mấy phụ huynh quan tâm đến việc cơ sở dạy thêm ấy có được cấp phép hoạt động hay không, thường thì nếu không ưng nơi này, phụ huynh sẽ tìm nơi khác để gửi con học” - bà Lê Hoài Anh, phụ huynh học sinh Trường Trung học cơ sở Tân Định, quận Hoàng Mai chia sẻ.

Vẫn còn không ít kẽ hở

Theo ông Nguyễn Đắc Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình, trên địa bàn quận hiện có 3 trung tâm bồi dưỡng văn hóa được cấp giấy phép hoạt động. Ngoài kế hoạch kiểm tra theo định kỳ, trong trường hợp có đơn thư phản ánh, Đoàn kiểm tra liên ngành của quận sẽ kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, nếu có sai phạm. Mặc dù là đơn vị được giao quyền cấp phép, thu hồi giấy phép hoạt động, nhưng để kiểm soát chặt chẽ các trung tâm này cần sự vào cuộc của chính quyền và người dân địa phương.

Dạy thêm, học thêm trong dịp hè: Khó kiểm soát ảnh 1

Các em học sinh cần được nghỉ hè đúng nghĩa. Ảnh: Nhật Nam

Thực tế, những bức xúc liên quan đến dạy thêm, học thêm phần nào còn xuất phát từ kẽ hở ở các quy định hiện hành. Theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Không ít giáo viên đã “lách luật” bằng cách đăng ký dạy thêm ở một trung tâm bồi dưỡng văn hóa, rồi thông tin cho học sinh đến học.

Một quy định khác cũng khó kiểm soát, đó là “không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa, khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó”. 

Ông Trần Minh Tuấn, phụ huynh học sinh Trường Trung học cơ sở Thạch Bàn, quận Long Biên cho rằng, điều này là khó khả thi, bởi việc xin phép hiệu trưởng thường không mấy khó khăn và hơn nữa, được học giáo viên giỏi là nhu cầu chính đáng của học sinh, được nhiều phụ huynh ủng hộ.

Để hạn chế những sai phạm về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường trong dịp hè, ông Phạm Xuân Tiến cho biết: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chỉ đạo các trung tâm bồi dưỡng văn hóa phải thực hiện nghiêm túc việc xin cấp phép hoạt động và tuân thủ các quy định về dạy thêm, học thêm. Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, trong đó có chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra để phát hiện, chấn chỉnh sai phạm hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Một giải pháp khác là tăng cường xử phạt đối với các đơn vị sai phạm. Theo ông Phạm Xuân Tiến, Nghị định số 138/2013/ NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục đã quy định rõ mức phạt vi phạm quy định dạy thêm, học thêm từ 1 đến 12 triệu đồng. Đây là căn cứ pháp lý để quản lý, kiểm soát việc dạy thêm, học thêm, hạn chế những bức xúc về việc này.

Theo ông Kiều Văn Minh, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, để giải quyết thấu đáo vấn đề dạy thêm, học thêm, ngoài những giải pháp về quản lý, cơ quan chức năng cần có những chính sách tổng thể và đồng bộ để điều chỉnh chế độ lương của giáo viên; nội dung chương trình và sách giáo khoa; phương pháp dạy học... 

Mỗi nhà trường cũng cần tăng cường chỉ đạo, tổ chức nhiệm vụ giáo dục theo hướng toàn diện, không chỉ coi trọng kiến thức, mà còn quan tâm rèn kỹ năng cho học sinh. Khi không còn quan niệm chạy đua thành tích; học sinh được học tập, phát triển toàn diện chứ không chỉ tập trung kiến thức… lúc đó việc dạy thêm, học thêm không còn là áp lực đối với trẻ. 

Theo Hà Nội Mới
Khách tham quan Triển lãm.
70 năm Giải phóng Thủ đô: Hoài niệm về “Hà Nội một thời để nhớ”
(Ngày Nay) - Ngày 10/10, Triển lãm ảnh “Hà Nội một thời để nhớ” đã khai mạc tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cũ, số 49 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện do Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, phối hợp cùng hai nhiếp ảnh gia Andy Soloman và Lê Bích tổ chức, nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Ký ức về những ngày Hà Nội không ngủ
Ký ức về những ngày Hà Nội không ngủ
(Ngày Nay) - Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một cột mốc không thể nào phai mờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam và đặc biệt là trong ký ức của nhiều người dân Hà Nội. Đó không chỉ là một sự kiện mà còn là biểu tượng của chiến thắng, niềm tin, hy vọng và sự đoàn kết của toàn dân tộc.
Ảnh minh hoạ.
Cơ cấu lại đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo vị trí việc làm
(Ngày Nay) - Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện Nghị định số 62/2020/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành theo thẩm quyền hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành.
23 tủ sách quý hiếm của học giả Vương Hồng Sển bị mất là sách gì?
23 tủ sách quý hiếm của học giả Vương Hồng Sển bị mất là sách gì?
(Ngày Nay) - Như Ngày Nay đã thông tin, vào ngày 10/8/2024, khi đoàn cán bộ Nhà nước đến khảo sát hiện trạng ngôi nhà 11 Nguyễn Thiện Thuật (Q. Bình Thạnh, TPHCM) dưới sự chứng kiến của đại diện gia đình là bà Vương Thị Việt Hoa (cháu ruột cụ Vương). Tại đây, bà Hoa phát hiện 23 tủ sách là một phần di sản học giả Vương Hồng Sển đã hiến tặng Nhà nước, được niêm phong và lưu giữ tại địa chỉ trên đã… không cánh mà bay.
Nghệ sĩ dương cầm ươm mầm âm nhạc Ethiopia. Ảnh: Genaye Eshetu/Pharo Foundation
Nghệ sĩ dương cầm ươm mầm âm nhạc Ethiopia
(Ngày Nay) - Đưa cây đàn piano đến một ngôi trường xa xôi ở châu Phi không hề đơn giản, nhưng nghệ sĩ dương cầm Girma Yifrashewa vẫn nỗ lực đến cùng vì ông hiểu được sự cần thiết của điều đó. 
Quang cảnh Hội thảo góp ý dự án Luật Dữ liệu.
Luật hóa việc bảo vệ dữ liệu cá nhân
(Ngày Nay) - Đề nghị Ban soạn thảo tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành, tham chiếu các luật liên quan của Việt Nam cũng như Luật Dữ liệu các nước và quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu trong Hội thảo góp ý Dự án Luật Dữ liệu do Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chiều 9/10.