Đề xuất Yên Tử thành di sản thế giới: Quan trọng nhất là các tỉnh phải đoàn kết

(Ngày Nay) - Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng hồ sơ đề xuất Yên Tử trở thành di sản thế giới, và là di sản liên tỉnh đầu tiên tại Việt Nam thì các địa phương liên quan phải đoàn kết, thống nhất trong việc xây dựng một hệ thống quản lý hoàn chỉnh, hiện đại và hiệu quả.
Đề xuất Yên Tử thành di sản thế giới: Quan trọng nhất là các tỉnh phải đoàn kết

Trước việc 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang cùng thống nhất về việc sẽ xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận khu di tích Yên Tử (bao gồm cả Tây Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang và khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc thuộc tỉnh Hải Dương) trở thành di sản thế giới, dư luận cũng giới chuyên gia về di sản-văn hoá đều rất đồng tình ủng hộ việc này.

Ở thời điểm hiện tại, ngành văn hoá của ba tỉnh đang tiến hành tham mưu cho lãnh đạo những địa phương này về việc sẽ thành lập lên một Ban quản lý di sản chung, và sẽ trở thành đầu mối thực hiện các công việc trong quá trình xây dựng hồ sơ, cũng như quản lý vận hành sau này.

Trước đề xuất này của 3 tỉnh, bà Phạm Thị Thanh Hường – Trưởng ban văn hoá của UNESCO tại Việt Nam cho biết, trước đây đề xuất này đã được đưa ra và Văn phòng UNESCO tại Việt nam đã có những hướng dẫn hết sức cụ thể. Tuy nhiên, có thể do nhiều yếu tố khác nhau nên đề xuất về việc xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Yên Tử là di sản thế giới đã bị chững lại. 

Theo bà Hường, với việc xây dựng hồ sơ này thì có hai nhiệm vụ quan trọng mà các địa phương tham gia phải thực hiện được. Thứ nhất, ba địa phương phải phối hợp để cùng xây dựng một bộ hồ sơ khoa học về văn hoá, tự nhiên và các giá trị nổi bật của Yên Tử. Để làm được việc này, đội ngũ xây dựng hồ sơ phải tập hợp toàn bộ các thông tin, giá trị cốt lõi và nổi trội của Yên Tử đưa vào hồ sơ.

Tiến hành song song với việc tập hợp tài liệu, các địa phương phải tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế, tham vấn ý kiến các chuyên gia về văn hoá, thiên nhiên để có thể hiểu hết được những giá trị của Yên Tử… Phía Văn phòng UNESCO tại Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành cùng ba tỉnh để có thể tiến hành công việc này một cách hiệu quả nhất.

Nhiệm vụ thứ hai, các địa phương tham gia xây dựng hồ sơ phải thống nhất, đoàn kết cùng đưa ra một phương án quản lý, vận hành di sản sau khi đã được công nhận. Phía UNESCO rất coi trọng việc này nên việc các địa phương đưa ra phương án về bộ máy vận hành di sản sau này sẽ là ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của quá trình trình hồ sơ.

Đề xuất Yên Tử thành di sản thế giới: Quan trọng nhất là các tỉnh phải đoàn kết ảnh 1

Bà Phạm Thị Thanh Hường – Trưởng ban văn hoá Văn phòng UNESCO tại Việt Nam

Cũng theo bà Hường thì việc quản lý, vận hành di sản sau khi đã được UNESCO công nhận luôn được đánh giá tối quan trọng, từ việc phát huy những giá trị văn hoá, thì mỗi di sản còn gắn liền với hoạt động du lịch. Phía UNESCO quan tâm đặc biệt tới việc vận hành, quản lý di sản sau khi đã được công nhận vì lúc đó du khách quốc tế sẽ tìm đến rất đông, việc bảo vệ di sản phải có những phương án từ ngay khi lập hồ sơ trình.

Còn về việc Yên Tử sẽ là di sản liên tỉnh đầu tiên tại Việt Nam thì bà Hường cho biết, đây là vấn đề nội bộ của đất nước trình hồ sơ. Đối với UNESCO thì hồ sơ đó là của Việt Nam chứ không quan tâm là có bao nhiêu tỉnh thành tham gia. Phía UNESCO chỉ quan tâm khi mà di sản đó nằm trên nhiều đất nước thì lúc đó họ sẽ có những hướng dẫn và khuyến cáo rất cụ thể. 

Đề xuất Yên Tử thành di sản thế giới: Quan trọng nhất là các tỉnh phải đoàn kết ảnh 2

GS-TS.Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch UBQG chương trình con người và sinh quyển Việt Nam

Cũng về vấn đề 3 tỉnh cùng xây dựng hồ sơ cho Yên Tử trở thành di sản thế giới, GS-TS.Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia chương trình con người và sinh quyển Việt Nam, người đã từng tham vấn nhiều ý kiến vào giai đoạn Quảng Ninh và Hải Phòng có ý định cùng nhau xây dựng hồ sơ cho di sản Vịnh Hạ Long – Cát Bà trở thành di sản thế giới cho rằng, các địa phương phải thực sự hướng đến lợi ích chung, không nên tư duy theo kiểu của anh anh làm, của tôi tôi làm. Di sản là của chung, bây giờ phải tính toán làm sau để bắt tay nhau nâng tầm nó lên, thành một vùng di sản quy mô, được bảo tồn tốt nhất trong khả năng của chúng ta.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Hoàng Trí thì việc gìn giữ, phát huy và bảo vệ di sản cần mọi người cùng nâng cao ý thức và đội ngũ lãnh đạo, quản lý cũng phải có những tư duy đổi mới, phù hợp thì mới có thể phát triển một cách vững bền cho các di sản…

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia.
Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng
(Ngày Nay) - Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, khó lường; những ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ ảnh hưởng không nhỏ đến các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực – Du lịch Bình Dương đã chính thức khai mạc thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Dương rộn ràng tuần lễ văn hóa - ẩm thực – du lịch 2024
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, tại Công viên Thủ Dầu Một (Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một), Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch Bình Dương đã chính thức khai mạc, mở ra không gian hội tụ văn hóa và ẩm thực đặc sắc, thu hút hàng trăm công nhân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Quang cảnh buổi hội thảo.
Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới” đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024).
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.