‘Đi qua giông bão’ – Chương trình ‘thần tốc’ vì đồng bào miền Trung

(Ngày Nay) - Khi những cơn bão liên tiếp ập xuống chưa “buông tha” miền Trung, khi hàng ngàn bàn tay giơ lên cầu cứu giữa biển nước của đồng bào miền Trung, không thể chờ đợi thêm được nữa, cũng là lúc ê kip live concert “Đi qua giông bão” chạy đua với thời gian để chương trình kịp lên sóng trực tiếp vào ngày 31/10/2020 tại Nhà hát Lớn.

“Đi qua giông bão” do đạo diễn Nguyễn Việt Thanh (Nguyen Viet Thanh Prodution House) cùng nhóm Cựu học sinh PTTH Hà Nội khóa 91-94, kết hợp với Đài PTTH Hà Nội và Nhà hát Lớn phối hợp tổ chức thực hiện. Chương trình sẽ diễn ra vào 20h ngày 31/10/2020 với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ lớn như Đàm Vĩnh Hưng, Bằng Kiều, Tấn Minh, Trọng Tấn, Đinh Hiền Anh, Đông Hùng, Bảo Trâm, Lương Ngọc Diệp, Nguyễn Thu Hằng, Phạm Anh Duy, Hoàng Rob, Nhóm Be Singer & các nghệ sĩ 91-94 Hà Nội.

Có nhiều “kỉ lục” mà chính nữ tổng đạo diễn Nguyễn Việt Thanh cũng không thể hình dung được trước khi bắt tay làm live concert “Đi qua giông bão”. Ý tưởng và nội dung chương trình được chốt hạ trong một ngày, nhiều nghệ sĩ sau đó ngỏ ý được tham gia chương trình cũng bị từ chối vì nội dung đã đóng, thời lượng phát  trực tiếp trên đài PTTH Hà Nội chỉ có hạn.

“Không ngờ chương trình lại nhận được sự cộng hưởng lớn đến thế, sự đồng lòng từ nghệ sĩ, từ ê kíp chương trình và cả nhóm Cựu học sinh PTTH Hà Nội khóa 91-94. Chúng tôi đã phải xin lỗi một số ca sĩ, nghệ sĩ vì họ muốn tham gia mà không được, ngay cả những nghệ sĩ tham gia chương trình cũng chỉ được hát một ca khúc, tất cả đều hướng về miền Trung, không nhận cát xê biểu diễn” – đạo diễn Việt Thanh chia sẻ.

‘Đi qua giông bão’ – Chương trình ‘thần tốc’ vì đồng bào miền Trung ảnh 1

Đạo diễn Nguyễn Việt Thanh - tổng đạo diễn chương trình nghệ thuật "Đi qua giông bão"

Sức nóng của chương trình nhìn thấy rõ hơn ở việc bán vé. Vé vào cửa chương trình chưa đi in đã kịp bán hết, số tiền bán vé cũng được lên kế hoạch ủng hộ khi chương trình ca nhạc chưa diễn ra. Hơn 500 chiếc vé bán hết veo chỉ sau một ngày đưa tin dù giá thành cao hơn hẳn so với vé vào cửa của các chương trình tương tự từng diễn ra tại Nhà hát lớn.

Giờ thì, sau khi đã chạy đôn đáo xin giấy phép xong, cả ê kip từ nghệ sĩ, ca sĩ đến vũ công đã bắt đầu vào guồng tập luyện, đạo diễn Nguyễn Việt Thanh mới có những giây phút hiếm hoi thong thả ngồi làm việc ở công ty. Tranh thủ trò truyện với PV Ngày Nay, chị tâm sự: “Trong lúc ngập tràn các thông tin về thiệt hại do bão lũ gây ra ở miền Trung, tôi đã tự nhủ, sẽ phải làm điều gì đó, không thể ngồi im được… Đạo diễn Nguyễn Việt Thanh vốn là người đã quá gắn bó với các chương trình thiện nguyện nên càng chứng kiến nỗi đau mưa lũ, chị càng không thể dừng được. “Thôi thì, làm được đến đâu thì làm, cứ cố hết sức thì không cảm thấy lăn tăn, trằn trọc”.

Từ cái tên chương trình đến ý tưởng, nội dung được đạo diễn Nguyễn Việt Thanh nghĩ rất nhanh như bị thôi thúc từ bên trong. “Đi qua giông bão”, soi chiếu và tưởng nhớ những tấm gương đã ra đi vì sự an nguy của cộng đồng. Đi qua giông bão, để lại sự tổn thất nặng nề về tài sản, con người của đồng bào miền Trung. Đi qua giông bão, để thấy cần phải chung tay bảo vệ môi trường, gìn giữ thiên nhiên. Đi qua giông bão, để gặp những ngày nắng…”.

‘Đi qua giông bão’ – Chương trình ‘thần tốc’ vì đồng bào miền Trung ảnh 2

Tính ra, “Đi qua giông bão” được thai nghén và chuẩn bị trong vòng chưa đầy nửa tháng - khoảng thời gian tương đối ít ỏi cho một đạo diễn thực hiện một chương trình ý nghĩa và quy mô. Nhưng không phải tới bây giờ, đạo diễn Nguyễn Việt Thanh mới thử sức với những chương trình gấp gáp và căng thẳng như thế. Trước đó, đêm nhạc Phó Đức Phương - "Khúc hát phiêu ly" do Nguyen Viet Thanh Production House kết hợp cùng Đông Đô show và gia đình, người thân của nhạc sĩ Phó Đức Phương đồng tổ chức cũng được làm gấp gáp, “thần tốc” trong những ngày tạm lắng giữa hai đợt COVID-19.

Đêm hôm ấy không chỉ mang đến một không gian thưởng thức âm nhạc lắng đọng, chương trình còn đưa người xem đi qua nhiều cung bậc cảm xúc chất chứa cùng nhạc sĩ tài hoa Phó Đức Phương. Nhưng ở chương trình đó, Nguyễn Việt Thanh có hẳn một tháng để chuẩn bị kỹ càng, còn giờ, live concert “Đi qua giông bão” sẽ lên sóng trong thời gian chưa đến nửa tháng.

Đạo diễn Nguyễn Việt Thanh hi vọng, “Đi qua giông bão” sẽ thành công như đêm nhạc của Phó Đức Phương và quan trọng hơn, quyên góp, kêu gọi ủng hộ được nhiều tài chính giúp đỡ đồng bào miền Trung.

Live concert sẽ gồm 3 chương: Chương 1: Hát về anh – tri an và vinh danh những người lính quân đội nhân dân Việt Nam đã hy sinh trong mùa giông bão 2020. Chương 2: Hướng về miền Trung – Gây quỹ ủng hộ đồng bào miền Trung bằng việc đấu giá một số vật phẩm như áo của cầu thủ Công Phượng, bình gốm, tranh thêu của người khuyết tật... Chương 3: Nêu lên thông điệp “Giữ màu xanh – Trồng hi vọng”, phát động chiến dịch trồng cây xanh, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thiên nhiên đến mọi người.

Hiện tại, một mặt cả êkip vẫn tập luyện chạy chương trình, một mặt ê kip cũng lao đi tìm các nguồn tài chính khác nhau để quyên góp càng nhiều càng tốt ủng hộ đồng bào miền Trung. Chương trình sẽ tập trung quyên góp, hỗ trợ đồng bào phục hồi kinh tế sau bão lũ.

Theo đạo diễn Nguyễn Việt Thanh, cứu trợ khẩn cấp như hiện nay là cần thiết và đáng quý, nhưng đồng bào miền Trung cũng cần được hỗ trợ phục hồi kinh tế sau lũ. “Sau chương trình “Đi qua giông bão”, chúng tôi sẽ thông qua kênh tiếp nhận của báo Công an nhân dân, cùng nhau chung tay hỗ trợ người dân, trước mắt là người dân Quảng Bình phục hồi sau lũ. Cán bộ của báo CAND đã đi khảo sát, tìm hiểu, có thông tin rõ ràng, sau đó chúng tôi sẽ đến từng gia đình, trao tiền, giúp các hộ phục hồi kinh tế, bắt đầu lại cuộc sống mới” – đạo diễn Nguyễn Việt Thanh cho biết.

BTC sẽ tổ chức tiếp nhận ủng hộ đồng bào miền Trung suốt thời gian diễn ra chương trình. Mọi ủng hộ xin được gửi về: Phạm Ánh Dương. STK: 2020123459194. Ngân hàng CP Quân đội (MB Bank).

ĐÔI DÒNG VỀ NHÓM CỰU HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HÀ NỘI KHÓA 1991-1994

Được thành lập cách đây hơn 5 năm, nhóm cựu học sinh Phổ thông trung học Hà Nội khóa 1991-1994 (hiện có hơn 11 nghìn thành viên) đã và đang nỗ lực tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động xã hội, cộng đồng. Có thể kể ra đây như hoạt động Hiến máu nhân đạo đã trở thành định kỳ, 2 lần trong năm (Hỗ trợ suất ăn và viện phí cho các bệnh nhân nghèo, hỗ trợ trang thiết bị y tế); hoạt động làm sạch Hồ Tây, trao tặng thùng rác, góp phần bảo vệ môi trường của thủ đô tổ chức tháng 6/2017, hưởng ứng phong trào Sống đẹp của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với triển lãm ảnh “Sắc màu cuộc sống tôi yêu” hồi tháng 9/2017, Phối hợp cùng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Ủy Ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Sự kiện đi bộ kêu gọi hành động "Đã uống rượu, bia - không lái xe" hôm 12/5/2019.

Bên cạnh đó, nhóm cũng thường xuyên tổ chức những hoạt động thiện nguyện nhằm hỗ trợ cho các thành viên có hoàn cảnh khó khăn của nhóm... và các hoạt động thiện nguyện khác do các nhóm thành viên tổ chức với mong muốn góp một phần nhỏ công sức của mình để các hoạt động xã hội thêm phần ý nghĩa.

‘Đi qua giông bão’ – Chương trình ‘thần tốc’ vì đồng bào miền Trung ảnh 3
TIN LIÊN QUAN
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.