Di sản qua lăng kính “đẹp như mơ”

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những bức ảnh về đề tài các di sản được UNESCO ghi danh của nhiếp ảnh gia Lê Việt Khánh góp phần khai mở nhiều góc mới về vẻ đẹp của kho tàng văn hóa Việt Nam.
Di sản qua lăng kính “đẹp như mơ”
Di sản qua lăng kính “đẹp như mơ” ảnh 1

Nghệ thuật Xòe Thái

Theo chia sẻ của Lê Việt Khánh, các dự án chụp ảnh di sản của anh được chia làm hai chủ đề với phong cảnh thiên nhiên như Phố cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, Tràng An… và di sản văn hóa phi vật thể với Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử, Quan họ… Cả hai chủ đề đều thuộc dự án cá nhân, được anh chủ động lên kế hoạch và song song theo đuổi.

Di sản qua lăng kính “đẹp như mơ” ảnh 2

Cố đô Huế

Bộ ảnh lịch chụp các di sản vào năm 2016 cho Vietnam Airline đã tạo nền tảng để Lê Việt Khánh khỏi động những chuyến trở đi, trở lại các danh lam thắng cảnh nổi bật của đất nước.

Di sản qua lăng kính “đẹp như mơ” ảnh 3

Nghệ thuật Ca Trù

Di sản là đề tài được các nhiếp ảnh gia khai thác rất nhiều, để mang đến những bức ảnh đẹp cùng góc nhìn mới mẻ cho công chúng, Lê Việt Khánh cho biết điều quan trọng nằm ở tố chất, tư duy hình ảnh và gu thẩm mỹ riêng của mỗi tay máy. Về phần mình, anh thường chụp một cách vô tư dựa trên mắt nhìn và những khoảnh khắc tưởng tượng hiện lên trong đầu khi “giao tiếp” với phong cảnh.

Di sản qua lăng kính “đẹp như mơ” ảnh 4

Phố Cổ Hội An

Công thức để tạo ra bức ảnh thành công với Lê Việt Khánh bao gồm tư duy của người chụp, sự nhạy cảm với khoảnh khắc, thiết bị và khâu xử lý hậu kỳ. Một nhiếp ảnh gia vừa là người chụp giỏi, vừa là người nắm vững kỹ thuật hậu kỳ, như vậy mới “khép kín” được quy trình nhiếp ảnh.

Di sản qua lăng kính “đẹp như mơ” ảnh 5

Vịnh Hạ Long.

Một trong những tác phẩm tâm đắc của anh có thể kể tới bức ảnh “Đêm trên Vịnh Hạ Long”. Đây là tác phẩm từng xuất hiện trong vô số ấn phẩm du lịch quốc tế, mang về giải thưởng cho Lê Việt Khánh trong cuộc thi ảnh "Khám phá Việt Nam". Bức ảnh này được anh chụp vào đúng khoảnh khắc mặt trời vừa lặn xuống đỉnh núi, tạo ra hiệu ứng ánh sáng hoàn hảo của “giờ xanh”.

Di sản qua lăng kính “đẹp như mơ” ảnh 6

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm.

Với gần 15 năm cùng chiếc máy ảnh “đi phượt” trên khắp các cung đường Tổ quốc, Lê Việt Khánh đã nhận hàng chục giải thưởng lớn, nhỏ về nghệ thuật nhiếp ảnh. Một trong số những giải thưởng danh giá anh sở hữu là Giải 3 thể loại ảnh Kiến trúc, hạng mục Professional, trong cuộc thi ảnh đen trắng hàng đầu thế giới - Monochrome Awards.

Di sản qua lăng kính “đẹp như mơ” ảnh 7

Quần thể danh thắng Tràng An.

Theo Lê Việt Khánh, các di sản văn hóa và thiên nhiên được UNESCO công nhận đều chứa đựng những giá trị đặc biệt mang tầm quốc tế, bởi vậy việc đầu tiên anh nghĩ đến trước mỗi cú bấm máy là phải làm nổi bật những vẻ đẹp đó. Ví dụ với Tam Cốc - Bích Động của Tràng An, đó là phong cảnh có giá trị đặc biệt về thiên nhiên với địa hình karst, dòng sông Ngô Đồng và những sóng lúa vàng hai bên bờ.

Di sản qua lăng kính “đẹp như mơ” ảnh 8

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

“Còn khi chụp các di sản văn hóa phi vật thể, tôi lại tập trung vào việc đi tìm và thể hiện hồn cốt lễ hội, vẻ đẹp khỏe khoắn của những con người nơi đó. Mỗi bức ảnh, mỗi di sản đều là câu chuyện tôi muốn kể lại cũng như nêu bật về giá trị vẻ đẹp Việt Nam đã được thế giới công nhận”, Lê Việt Khánh bày tỏ.

Di sản qua lăng kính “đẹp như mơ” ảnh 9

Thánh địa Mỹ Sơn.

Gắn bó với các di sản qua những hành trình không nghỉ, nhiếp ảnh gia Lê Việt Khánh nhận định sự công nhận của UNESCO đã hỗ trợ quá trình bảo vệ các địa danh một cách tốt hơn. Anh cho biết Việt Nam có nhiều vùng đất rất đẹp nhưng chỉ một thời gian ngắn quay lại, cảnh quan trong khu vực đã bị tàn phá nặng nề bởi tốc độ đô thị hóa, bê tông hóa. Các di sản được ghi danh tuy không tránh khỏi bối cảnh phát triển chung nhưng chính quyền và người dân địa phương đã nuôi dưỡng ý thức gìn giữ cảnh quan rất tốt.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.