Sơ nguyên tượng là khái niệm cơ bản của Kiến trúc tức Archetype, nó còn là khái niệm cơ sở của ngành thương hiệu, totem học mà chúng tôi theo đuổi trong nhiều năm qua.
Về thuật ngữ Arch và Archetype là từ nguyên của architecture (kiến trúc) và biểu trưng hay vật biểu totem của một dân tộc hay ký ức chung của nhiều dân tộc, mà nhà bác học Carl Jung đề xướng trong học thuyết vô thức cộng thông (collective unconsciousness), sau đó còn được phat triển thành cơ cấu luận structuralism trong ngành nhân học bởi nhà bác học lừng danh khác của tế kỷ 20 là Claude Lévis-Strauss.
Sơ nguyên tượng là quá trình đi tìm một ý tưởng kiến trúc biểu trưng ngay trong chính tâm thức của một địa danh có bề dày và bản sắc văn hoá và lịch sử rất phù hợp để áp dụng trong kiến trúc Việt Nam đương đại. Đơn cử tiêu biểu nhất hiện nay là công trình nhà triển lãm đẳng cấp thế giớ APEC EXPO với dáng dấp biểu trưng hình thần rùa Kim Quy đang được giới chuyên môn lẫn công chúng đánh giá cao. Trong khí đó công trình nhà hát Hồ Tây có hình dáng kiến trúc gây tranh cãi về ý nghĩa biểu trưng không rõ ràng.
Mỗi dân tộc, mỗi vùng đất có bề dày lịch sử, nhất là vùng Thăng Long với 2.000 năm hình thành và phát triển của nó, 1.000 năm là Thủ đô, ắt hẳn chất chứa những truyền thuyết và biểu trưng. Trong tình huống của địa danh Hồ Tây, người Hà Nội, cũng ít ai biết về truyền thuyết Kim Ngưu (trâu vàng).
Đền Kim Ngưu tọa lạc trên một gò đất cao kề sát bờ đông của Hồ Tây, nằm trong quần thể di tích phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ). Đền được tạo dựng từ rất sớm, là nơi thờ thần Kim Ngưu (trâu vàng). Tín ngưỡng thờ trâu vàng cũng là một trong những đặc trưng văn hóa của người Việt bởi theo quan niệm, đây là loài vật thiêng có thể kết nối với thần linh, trấn áp yêu ma và bảo vệ cuộc sống của người dân.
Khoảng năm 1030, triều Lý có vị thiền sư họ Dương, pháp danh Không Lộ, giỏi nghề y, đã sang sứ nhà Tống chữa bệnh cho hoàng tộc. Sau khi người nhà của vua khỏi bệnh, vua đặc ân cho sứ thần An Nam chọn bất cứ sản vật gì. Nhà sư chỉ chọn lấy kim loại đồng đen và mang về nước Nam.
Theo truyền thuyết phong thuỷ đồng đen và kim loại quý hơn vàng. Khi về nước, thiền sư cho đúc một quả chuông lớn. Khi thỉnh, tiếng chuông ngân vang sang tận nước Tống. Trâu vàng của vua Tống ngỡ tiếng mẹ gọi liền chạy thẳng sang nước Nam. Đến khu vực rừng lim ngoài kinh thành Thăng Long, không còn nghe tiếng chuông ngân, trâu vàng bị mất phương hướng đã quần thảo khiến khu rừng lim sụt thành hồ nước mênh mông.
Như vậy, những truyền thuyết về quả chuông của Không Lộ thiền sư thời nhà Lý là mộ truyền thuyết mang ý nghĩa nhân văn, phong thuỷ và phản ảnh tính thần tự hào dân tộc của nước Đại Việt dù non trẻ nhưng có bề dày văn hoá. Hình tượng quả chuông đồng đen với truyền thuyết của Không Lộ thiền sư xứng đáng là vật biểu, sơ nguyên tượng về một công trình kiến trúc tiêu biểu của Hồ Tây kết nối quá khứ vào hiện tại và tương lai qua hình ảnh Nhà hát có sơ nguyên tượng kiến trúc là Quả chuông đồng đen. Điều kỳ diệu quả chuông không chỉ là vật biểu đơn thuần với đặc trưng về bản sắc văn hoá và bản sắc kiến trúc không thua kém vật biểu Con Sò của nhà hát Sydney lừng danh, mà hơn thế quả chuông còn là nhạc khí tiêu biểu của Á đông và Việt Nam.
Bản vẽ kiến trúc hiện tại do nhà kiến trúc lừng danh Renzo Piano thể hiện theo trường phái tương lai (fururistic) phản ánh một công trình siêu thực giống như một nhà mái vòm trên Sao Hoả. Ý đồ của nhà thiết kế là muốn đưa vào danh sách các công trình nổi tiếng thế giới, nhưng đặt vào bối cảnh Hà Nội và Hồ Tây thì nhìn khá khiên cưỡng, vì tác giả cho rằng đó là những đường nét lấy cảm hứng gợn sóng của “sóng nước Hồ Tây”.
Với nguyên lý cơ bản về sơ nguyên tượng như đã trình bày, có thể đánh giá rằng khả năng về biểu trưng của kiến trúc sóng nước hồ Tây không hề mang bản sắc gì cả, vì sóng nước ở đâu cũng giống nhau. Cho nên việc chọn ý tưởng ngôn ngữ thiết kế là “sóng nước Hồ Tây” là khiên cưỡng và nông cạn về một địa danh có bề dày lịch sử 2.000 năm, với nhiều truyền thuyết và bản sắc văn hoá, mà trong đó truyền thuyết về trâu vàng và chuông đồng là minh chứng.
Chúng tôi thiết nghĩ rằng nếu các nhà kiến trúc nghe và hiểu về truyền thuyết trâu vàng, có lẽ họ sẽ thay đổi ý tưởng thiết kế của mình theo nguyên lý căn bản về sơ nguyên tượng (archetype) đã trình bày ở phần đầu bài viết. Đó là một công trình đẳng cấp khác lạ nhưng quen thuộc mang dáng dấp phỏng theo cái chuông đồng huyền thoại của Không Lộ thiền sư nổi bật trên nền trời Hồ Tây, sẽ có mức độ nhận diện hình học rất cao, và đi vào trong tâm thức và tình cảm của hàng triệu người, lan toả ra bạn bè thế giới.
Về mặt hình học và cơ học kết cấu, kiến trúc hình quả chuông tạo ra một cảm giác vững chãi và mạnh mẽ, có trọng tâm thấp và luôn luôn vững vàng trước mọi biến động của thời gian. Quả chuông cũng thu hút sóng âm và lan toả vang xa nhưng truyền thuyết của chính nó, vang xa tận phương trời nước Tống và thu hút của cải vật phẩm quý giá như vàng (trâu vàng) chạy về phương Nam, về ý nghĩa tâm linh và siêu hình nó vật biểu (totem) hội tụ linh khí, trí tuệ và năng lượng về cho vùng đất thiêng Hồ Tây Thăng Long - Hà Nội.