Địa ốc Quảng Bình tăng tốc đón sóng hạ tầng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Với nhiều lợi thế về du lịch, hạ tầng, thị trường BĐS nghỉ dưỡng Quảng Bình đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt khi cánh cửa năm 2021 đang rộng mở.

Sức bật hạ tầng

Giai đoạn 2017 - 2019 là thời kỳ du lịch Quảng Bình thăng hoa với tốc độ tăng trưởng luôn nằm trong top dẫn đầu khu vực và cả nước. Tổng lượt du khách đạt từ 3,3 triệu lượt năm 2017 lên 5 triệu lượt năm 2019, tăng trưởng trung bình trên 25%/năm. Riêng năm 2019, lượng khách đến Quảng Bình tăng 28% so với năm 2018, đứng thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ (chỉ sau Thanh Hóa và Nghệ An). Cũng chỉ trong 3 năm này, lượng khách quốc tế đến tỉnh tăng gấp 3 lần, từ 100.000 lượt lên 300.000 lượt.

Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh cũng ngày càng được đầu tư đồng bộ, bao gồm đầy đủ các loại hình vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển thông suốt. Đáng chú ý là các dự án cải tạo Quốc lộ 12A; xây dựng nâng cấp quốc lộ 9B, nâng cấp các tuyến đường tỉnh 560, 562 thành quốc lộ 9G; thông xe cao tốc Bắc Nam đoạn từ Ninh Bình vào đến Quảng Bình trong năm 2022…

Địa ốc Quảng Bình tăng tốc đón sóng hạ tầng ảnh 1
Cảng Hàng không Đồng Hới tiếp tục được nâng cấp trong thời gian tới (Ảnh internet)

Đặc biệt tới đây, Cảng hàng không Đồng Hới sẽ được nâng cấp mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ 3 triệu hành khách/năm, đưa sân bay này vào top 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau Cam Ranh và Đà Nẵng.

“Mảnh ghép” còn thiếu

Theo Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, khách quốc tế đến Quảng Bình hiện nay đứng đầu là khách Mỹ, Úc, châu Âu, Nhật Bản, là dòng khách có khả năng chi tiêu cao và thời gian lưu trú dài ngày.

Nhưng so với tốc độ phát triển nhanh chóng của lượng khách, có thể thấy hệ thống cơ sở lưu trú tại Quảng Bình còn khá khiêm tốn. Toàn tỉnh hiện có khoảng 370 cơ sở lưu trú, trong đó số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao mới chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại là khách sạn 1 - 3 sao và hệ thống các nhà nghỉ du lịch, homestay, farmstay. Đặc biệt, tỉnh còn thiếu vắng các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm và các dịch vụ hỗ trợ phục vụ khách…

Để tiến tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Quảng Bình cần phát triển và nâng cao hơn nữa chất lượng cơ sở lưu trú, đặc biệt là cần có nhiều hơn các cơ sở lưu trú tiêu chuẩn quốc tế có khả năng phục vụ nhu cầu của du khách trên quy mô lớn.

Điểm đến hút dòng tiền

Sự phát triển vượt bậc của du lịch trong vài năm trở lại đây đã khiến Quảng Bình nổi lên trở thành “miền đất hứa” hấp dẫn các nhà đầu tư bất động sản, với nhiều thương hiệu lớn đã quy tụ về đây. Có thể kể đến TMS đang xúc tiến đầu tư dự án TMS Quảng Bình Resort với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 5.000 tỷ đồng; Việt Group triển khai xây dựng 2 công trình gồm Khách sạn Movenpik Central, Tập đoàn Trường Thịnh chuẩn bị xây dựng Dự án Sunrise Bảo Ninh với tổng vốn đầu tư lên đến 1.000 tỷ đồng…

Đáng chú ý là Tập đoàn FLC với dự án đại quần thể nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình quy mô gần 2.000 ha, tổng mức đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng bao gồm các hạng mục khách sạn, biệt thự, sân golf liên hoàn, trung tâm hội nghị quốc tế và hệ thống khu vui chơi giải trí… Bước đầu, 2 sân golf 18 hố tiêu chuẩn quốc tế FLC Golf Links Quang Binh kể từ khi khai trương năm 2018 đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách cao cấp.

Địa ốc Quảng Bình tăng tốc đón sóng hạ tầng ảnh 2

Dự án FLC Quang Binh Beach & Golf Resort

Sự xuất hiện của các dự án quy mô này không chỉ tác động tích cực đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, mà còn hứa hẹn thay đổi đáng kể diện mạo cơ sở hạ tầng du lịch của Quảng Bình, góp phần giúp tỉnh thực hiện được định hướng trở thành kinh đô du lịch mạo hiểm và trải nghiệm của châu Á.

Chưa bị khai thác nhiều, quỹ đất dồi dào cộng thêm sự hấp dẫn đến từ du lịch, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Quảng Bình được các chuyên gia đánh giá còn rất nhiều dư địa phát triển và sẽ sớm bứt phá xứng đáng với tiềm năng vốn có, đặc biệt khi năm 2021 được dự đoán là thời điểm thị trường bất động sản có sức bật mạnh mẽ.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.