Điểm danh những món ăn không thể bỏ qua ở Bali

Babi guiling, Lawar, Bebek betutu,... là những món ăn du khách khó lòng bỏ qua khi tới Bali
Điểm danh những món ăn không thể bỏ qua ở Bali

Babi guiling (Lợn sữa quay)

Điểm danh những món ăn không thể bỏ qua ở Bali - anh 1

Trên lớp than nướng lợn có rải vỏ dừa hoặc gỗ tạo hương vị đặc biệt.

Các món ăn từ thịt lợn rất khó tìm trên khắp quần đảo Indonesia (người Hindu không ăn thịt lợn). Tuy nhiên, ở Bali, lợn sữa quay là đặc sản khiến bất kỳ du khách nào ghé qua cũng không tiếc công chờ đợi để thưởng thức.
Lợn dùng để chế biến phải là lợn con đang trong kỳ bú sữa mẹ, nặng khoảng 70 kg. Nghệ chà khắp bề mặt da lợn, bên trong nhồi hỗn hợp rau mùi, sả, lá chanh , lá salam, hạt tiêu đen, tỏi, hẹ tây đỏ, gừng và riềng. Sau khi ướp gia vị, lợn được nướng trên bếp than bề mặt phủ một lớp vỏ dừa hoặc gỗ tạo mùi thơm đặc biệt.

Khi gọi một đĩa thịt lợn sữa quay, tưởng tượng tới từng miếng thịt hấp dẫn thoáng chút cay sa tế, lớp vỏ giòn vị caramen, thịt chín mềm, mùi gia vị thơm nồng nàn sẽ khiến thực khách phải nuốt nước miếng háo hức chờ đợi.

Gado Gado

Đây là món ăn thích hợp với những du khách ăn chay bởi nguyên liệu chính là bắp cải hầm nhừ, mầm đậu, khoai tây và một số loại rau nhiệt đới khác trộn lẫn trong nước sốt vị đậu phộng.

Lawar

Điểm danh những món ăn không thể bỏ qua ở Bali - anh 2

Lawar thường ăn kèm với thịt lợn sữa quay.

Lawar là món thập cẩm, tổng hợp đủ loại rau, cùi dừa nạo, thịt băm trộn với nhiều loại thảo mộc. Mỗi ngôi làng trên đảo có một phiên bản lawar khác nhau. Lawar thường được ăn kèm với thịt lợn sữa quay. Tuy nhiên với lawar mít non, lawar nangka có thể phục vụ như món ăn chính riêng.

Urap Urap

Còn được biết đến với cái tên urap Timum, urap urap được làm từ những loại rau rừng nhiệt đới xanh tươi trộn lẫn với dừa và ớt cay nạo sợi. Du khách có thể tìm thấy món ăn bổ dưỡng này ở bất cứ nhà hàng nào ở quần đảo Bali.

Bebek betutu (Vịt hầm)

Điểm danh những món ăn không thể bỏ qua ở Bali - anh 3

Bebek betutu nhồi nhân trứng, lá sắn và bumbu rajeng.

Bebek betutu là món ăn được sử dụng trong ngày lễ. Muốn thưởng thức món này bạn phải đặt trước ít nhất một ngày bởi thời gian nấu và chế biến bebek betutu rất lâu.

Vịt được chà xát với me nhuyễn và muối để làm sạch mùi hôi, mềm thịt. Sau đó nhồi trứng, lá sắn cùng hỗn hợp gia vị đặc biệt có tên bumbu rajeng là bí quyết tạo nên món bebek betutu. Sau đó vịt được bọc trong “upeh” hoặc vỏ trầu và hầm cho tới khi thịt rời khỏi xương. Thường thì upeh rất khó kiếm nên được thay bằng lá chuối.

Nasi Kuning

Nasi Kuning Nasi Kuning là món ăn được làm từ một loại gạo vàng đặc biệt thường được người dân Bali dùng trong các dịp lễ hội, cúng tế. Đối với người dân Bali, màu vàng là một trong bốn màu sắc thiêng liêng, và màu vàng đã làm cho món ăn lễ hội này trở nên nổi bật, hấp dẫn khác thường. Gạo được nấu với nước cốt dừa cùng với nước hầm gà, thêm những gia vị thơm và một bí quyết nấu khéo léo sao cho những hạt cơm khi chín rời nhau từng hạt riêng biệt. Nasi Kuning thường được dọn ra trên đĩa lớn và trang trí rất đẹp mắt, ăn kèm với trứng, thịt, cá…rất ngon miệng.

Sate lembat (thịt xiên nướng)

Điểm danh những món ăn không thể bỏ qua ở Bali - anh 4

Sate lembat là món ăn đường phố quen thuộc ở Bali.

Đây là món thịt xiên nướng cổ điển có thể dễ dàng tìm thấy ở Indonesia. Thịt được băm nhỏ, giã nhuyễn bằng chày trong cối cùng với dừa nạo và bumbu. Gia vị được gia giảm thay đổi tùy theo từng vùng. Nó có thể giống hỗn hợp trộn sử dụng ở món babi guiling và bebek betutu nhưng thêm thảo quả, quế, nhục đậu khấu, me hoặc hạt thì là tạo nên mùi vị riêng biệt.

Từng mảng thịt dày đắp xung quanh xiên tre và nướng nhanh trên lửa than nóng, quạt tay. Không giống các nước sốt đậu ở nhiều nơi khác, sate tại Bali đi kèm với một loại mắm gần giống mắm tôm, sambal “matah”, có nghĩa là còn sống.

Sate Lilit

Sate Lilit Sate Lilit là một món ăn đặc trưng của người dân Bali làm từ tôm, cá hải sản rất được du khách khắp nơi trên thế giới ưa chuộng. Cá bỏ hết xương và tôm nguyên bóc vỏ, xay nhuyễn rồi ướp đều với một hỗn hợp các gia vị gồm nước cốt dừa, rau thơm, tiêu, ớt, muối, đường…sau đó dùng thân của một loại chanh cỏ đắp thịt vào rồi nướng xiên, khi chín mùi thơm xốc lên tận mũi.
Người Bali thường dùng ngọn lửa từ xác cây dừa để nướng, điều này làm cho món Sate Lilit có mùi vị đặc trưng, ngon hơn so với cách nướng trên than củi bình thường.

Ikan bakar (cá nướng)

Điểm danh những món ăn không thể bỏ qua ở Bali - anh 5

Ikan bakar nướng trên than củi.

Vị cay là không thể thiếu trong các món ăn Bali, và các món cá ướp với vị cay đậm đà, nồng nàn là món ăn mang đậm phong cách ẩm thực đặc trưng của vùng nhiệt đới đầy quyến rũ này. Có nhiều loại cá hải sản được dùng, thường là cá hồi, cá làm sạch ướp với lá thơm, tiêu, bột ớt rất cay và nhiều gia vị đặc biệt khác trong khoảng 20 phút. Sau đó đem sốt, chiên…tuy nhiên ngon nhất vẫn là nướng. Cá nướng Bali có mùi thơm khó cưỡng và là một đặc sản nổi tiếng mà bất kỳ ai cũng muốn thưởng thức.

Rujak

Rujak là món salad đặc trưng của quần đảo Bali làm từ đu đủ xanh và các loại hoa quả nhiệt đới khác ăn kèm với nước sốt đặc biệt: ớt, muối, đường caramel trộn với dầu vừng.

Be siap sambal matah (Gỏi gà sambal)

Điểm danh những món ăn không thể bỏ qua ở Bali - anh 6

Thịt gà xé trộn với sốt sambal cùng rất nhiều gia vị.

Be siap sambal matah là thịt gà xé trộn với sốt sambal hẹ tây, sả, gừng, dầu dừa, mắm tôm, muối, lá chanh. Hầu hết các warung đều bán cùng nasi campur (cơm ăn kèm với nhiều món khác).

Bubur Ayam

Bubur Ayam là một loại cháo gà và là món ăn sáng rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Với vị sữa dừa và các nguyên liệu đặc trưng của quần đảo nhiệt đới, Babur Ayam được nhiều khách du lịch ưa thích.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.