"UCCN giải quyết các thách thức của xã hội chúng ta và xây dựng các thành phố đông người hơn", Ông Francesco Bandarin, Trợ lý phụ trách vấn đề văn hóa của Tổng giám đốc UNESCO chia sẻ: "Là một Thành phố Sáng tạo không phải là một xu hướng, mà là một thực tế. Đó là cách để thúc đẩy phát triển bền vững, bắt đầu bằng sự hòa nhập xã hội. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, chúng ta cần văn hóa và sự sáng tạo".
Các Thị trưởng UCCN đã thông qua một Tuyên bố kêu gọi các Thành phố Sáng tạo tiếp tục đưa văn hoá vào chương trình nghị sự chính trị tổng thể của họ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thử nghiệm và đổi mới giữa các thành phố. Đồng thời, thông qua một khuôn khổ chiến lược cho cả mạng lưới. Khung chiến lược này đặt nền móng cho một tầm nhìn tương lai nhằm nâng cao công việc của UNESCO đối với các thành phố bền vững.
Bao gồm bảy lĩnh vực sáng tạo (Thủ công mỹ nghệ và Nghệ thuật Dân gian, Nghệ thuật Truyền thông, Điện ảnh, Thiết kế, Ẩm thực, Văn học và Âm nhạc), UCCN sử dụng phương pháp học tập ngang hàng, trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm nhằm kích thích và tăng cường hợp tác và trao đổi giữa các thành phố nơi công nhận văn hoá và các ngành công nghiệp sáng tạo là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển. "Chúng ta nên tiếp tục khai thác những tiềm năng sáng tạo để xây dựng thành phố trong tương lai của mình. Đồng thời, cũng nên trông đợi vào sự hiện đại hóa của các thành phố của chúng ta" - Ông Philippe Sueur, Thị trưởng của Enghien-les-Bains (được công nhận là Thành phố sáng tạo về Truyền thông kể từ năm 2013) nhấn mạnh đến tác động của công nghệ kỹ thuật số đối với phát triển bền vững và giải thích cách thức chúng có thể tác động tích cực đến hệ sinh thái của các thành phố, đặc biệt là đến những không gian công cộng.