Điều gì giúp lợi nhuận của Techcombank vượt 10 nghìn tỷ đồng?

 Techcombank vừa qua đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận, khi lần đầu tiên có lợi nhuận vượt ngưỡng 10.000 tỷ đồng; được The Asian Banker vinh danh đứng vị trí thứ 2 trong 14 ngân hàng Việt Nam lọt Top 500 ngân hàng mạnh nhất Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2018.
Ảnh TL minh họa
Ảnh TL minh họa

Động lực từ hoạt động bán lẻ

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – TCB) tiếp tục sự tăng trưởng bền bỉ khi công bố kết quả kinh doanh năm 2018 đạt mức kỷ lục với lợi nhuận trước thuế (PBT) đạt mức 10.661 tỷ đồng, tăng 31% so với năm trước, cùng tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt  hơn 16.927 tỷ đồng, cao hơn 10% so với năm trước.

Báo cáo của Techcombank cho thấy, tất cả các mảng kinh doanh của ngân hàng này đều tăng trưởng mạnh, trong đó mức tăng trưởng tín dụng toàn ngân hàng đạt 20% trong năm 2018, còn chất lượng tài sản tiếp tục được đảm bảo với tỷ lệ nợ xấu cuối năm chỉ ở mức 1.8%.

Đặc biệt, hoạt động bán lẻ cùng với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tiếp tục là động lực cho tăng trưởng của Techcombank năm 2018, khi đã những nền tảng bền vững đã được xây dựng trong nhiều năm qua.

Cho vay mua nhà đạt mức tăng trưởng 20%, kéo theo tỷ trọng cho vay cá nhân trên tổng danh mục cho vay của Ngân hàng lên tới 45%. Ngoài ra, huy động cá nhân tăng trưởng 17% cũng giúp tỷ lệ CASA trên tổng huy động của Ngân hàng đạt kỷ lục 28.7%.

Techcombank cũng ghi dấu ấn khi trở thành ngân hàng dẫn đầu thị trường về doanh số thanh toán qua thẻ Visa (đối với cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ) trong năm 2018, đồng thời tiếp tục giữ vững ngôi vị số 1 trên thị trường bancassurance.

Đồng thời, Techcombank cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong mảng khách hàng doanh nghiệp với dư nợ tăng trưởng 49% và doanh thu tăng 33% so với năm 2017.

Trong năm 2018 vừa qua, Techcombank đã tư vấn phát hành hơn 60 ngàn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (tương đương 2,6 tỷ USD) để đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp lớn, tăng 82% so với năm 2017.

Hiện nay, với mạng lưới 314 chi nhánh khắp các tỉnh thành, Techcombank hiện đang phục vụ nhu cầu tài chính của hơn 5 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên toàn quốc thông qua việc cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng tiện lợi, miễn phí toàn bộ các giao dịch qua kênh trực tuyến, và các sản phẩm cho vay mua…

“Trái ngọt” của hành trình dài đầu tư bền bỉ

Nhìn lại kết quả hoạt động kinh doanh 5 năm qua của Techcombank cho thấy đã có sự tăng trưởng vượt bậc và liên tục. Nếu như năm 2014, lợi nhuận trước thuế của Techcombank là hơn 1.400 tỷ đồng, năm 2015 là hơn 2.000 tỷ đồng, năm 2016 tăng lên gần gấp đôi với mức gần 4.000 tỷ đồng, tiếp tục tăng gấp thếp lên tới hơn 8.000 tỷ đồng ở năm 2017 và ghi dấu mốc kỷ lục ở năm 2018 với lợi nhuận trước thuế được công bố là 10.661 tỷ đồng.

Để có được tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong những năm qua, Techcombank chắc lẽ không phải chỉ là nằm yếu tố “gặp may”, “gặp thời”, mà phải có sự đầu tư mang tính nền tảng từ nhiều năm trước đó.

Còn nhớ, khoảng 17 năm trước đây, khi tiền mặt đang là “vua” trong hoạt động thanh toán, thì Techcombank đã gây chú ý với việc công bố bỏ ra tới gần 20 tỷ đồng, tương đương 20% vốn điều lệ (vốn điều lệ năm 2001 của Techcombank là 102,345 tỷ đồng) để mua sắm một hệ thống phần mềm Core banking của Temenos của Thụy Sĩ.

Sự kiện này gây không ít ngạc nhiên và được nhắc đến rất nhiều tại các sự kiện, các hội thảo về ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam lúc bấy giờ. Tiếp sau đó, Techcombank đã minh chứng cho bước đi táo bạo này bằng việc cho ra mặt các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới và dẫn đầu cho phong trào ngân hàng đầu tư đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mua sắm xây dựng hệ thống phần mềm lõi để bắt nhịp với xu thế phát triển mạnh mẽ của sự bùng nổ của công nghệ và viễn thông.

Chính vì vậy, từ giai đoạn từ năm 2003 trở lại đây, một loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, viễn thông và Internet đã ào ạt ra đời như: Thẻ ATM, POS, các kênh Internet banking, mobile banking, thanh toán trực tuyến, gửi tiền tiết kiệm trực tuyến,… và cái tên Techcombank đã luôn hiện diện như một “điểm sáng” trong việc đầu tư và ứng dụng công nghệ mới ở lĩnh vực ngân hàng.

Đến năm 2007, Techcombank trở thành ngân hàng cổ phần có mạng lưới chi nhánh lớn thứ hai tại Việt Nam và nằm trong Top 3 ngân hàng thương mại cổ phần về quy mô kinh doanh (chỉ đứng sau Vietcombank và Agribank).

Mới đây nhất, Techcombank lại được The Asian Banker vinh danh đứng vị trí thứ 2 (Vietcombank đứng thứ 1) trong 14 ngân hàng Việt Nam lọt Top 500 ngân hàng thuộc Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2018. Bảng xếp hạng này được đánh giá dựa trên quy mô tài sản và một số tiêu chí khác để cho ra danh sách 500 ngân hàng hàng đầu (AB500Rank) và xếp loại 500 ngân hàng mạnh nhất dựa trên niềm tin về khả năng sinh lời lâu dài từ kinh doanh cốt lõi của các ngân hàng (Strength Rank).

Với những kết quả đạt được, Techcombank đã và đang minh chứng cho chiến lược đầu tư bài bản, đúng đắn, tiếp tục tạo ra dấu ấn mạnh mẽ, vững chắc trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, không những ở trong nước, mà còn lan tỏa ra khu vực và quốc tế./.

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.