Độ ẩm nào lý tưởng để giảm thiểu lây truyền virus SARS-CoV-2?

Phòng khô ráo và các không gian kín có điều hòa nhiệt độ làm tăng sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Độ ẩm nào lý tưởng để giảm thiểu lây truyền virus SARS-CoV-2?

Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu Ấn Độ và Đức trong nghiên cứu tổng hợp của họ. Hiện các nhà nghiên cứu đang đề xuất cấp thiết cần có các tiêu chuẩn độ ẩm lý tưởng cho nội thất công trình và giao thông công cộng.

Độ ẩm tương đối ảnh hưởng rất lớn đến sự lây lan của các virus trong nhà, đặc biệt là trong các căn phòng khô. Nhóm các nhà nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Vật lý quốc gia Ấn Độ và Viện nghiên cứu Tropospheric Leibniz Đức đã đánh giá 10 nghiên cứu quốc tế gần đây nhất để rút ra kết luận này.

Vai trò của độ ẩm là vô cùng quan trọng đối với sự lây lan Covid-19 trong các môi trường trong nhà. Các tòa nhà công cộng cần có độ ẩm trong nhà tối thiểu 40%, tối đa 60% để giảm nguy cơ nhiễm bệnh đối với những người sinh sống và làm việc trong tòa nhà. 

Độ ẩm ảnh hưởng như thế nào đến sự lây lan virus?

Nghiên cứu nói trên cho biết độ ẩm tác động đến sự lây lan virus theo ba cách: kích thước giọt bắn, cách các sol khí mang virus trôi nổi được nhiều giờ, và sự tồn tại của virus trên các bề mặt.

Ở những nơi ẩm, các giọt bắn mang virus to lên và rơi xuống nhanh hơn, làm giảm nguy cơ những người khác hít các giọt bắn này vào. Nhưng ở trong phòng khô, các giọt li ti này bay hơi nước và trở nên nhẹ hơn, lơ lửng được lâu hơn và trở thành đường truyền tối ưu cho virus để virus xâm nhập vào những người khác khi họ hít thở.

Duy trì độ ẩm tương đối trong phòng ở mức 40-60% như mức khi cửa sổ của phòng được mở có thể giảm nguy cơ hít phải các giọt bắn chứa virus.

Không khí khô cũng làm cho màng nhầy trong mũi bị khô khiến virus dễ xâm nhập hơn.

Mối đe dọa đang ở phía trước

Bắc bán cầu đang sắp sửa bước vào mùa đông làm tăng nguy cơ cho hàng triệu người sinh hoạt trong các căn phòng được trang bị máy sưởi, bởi vì không khí lạnh bên ngoài được hút vào trong nhà qua các hệ thống điều hòa nhiệt độ. Việc sưởi ấm luồng không khí này lên đến nhiệt độ ấm áp dễ chịu sẽ làm giảm đáng kể độ ẩm tương đối trong nhà, tạo ra hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm cho người sống trong nhà, cụ thể là trong đại dịch hiện nay.

Từ các nghiên cứu của Singapore và Malaysia, các nhà khoa học còn cảnh báo những người sống ở vùng nhiệt đới cần tránh sử dụng các hệ thống làm mát sâu bởi vì làm lạnh không khí đi đôi với làm khô không khí. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu dài.

Theo nhóm nghiên cứu, các chính phủ và những đơn vị giám sát công trình giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc cập nhật các tiêu chuẩn xây dựng và quản lý tòa nhà. Các cơ quan chức năng cần bổ sung yếu tố độ ẩm vào các hướng dẫn xây dựng và vận hành công trình trong tương lai.

Quy định tiêu chuẩn độ ẩm tương đối tối thiểu cho các tòa nhà công cộng không chỉ giảm tác động của Covid-19 mà còn giảm nguy cơ và ảnh hưởng của các đợt bùng phát bệnh tật trong tương lai do virus gây ra.

Đối với tình hình dịch bệnh hiện nay, bên cạnh việc đeo khẩu trang thì giãn cách xã hội, giảm thiểu số người trong phòng là điều tối cần thiết.

Theo Dân Trí
Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.