Doanh nghiệp chịu trận giữa căng thẳng Mỹ - Trung

Hàng loạt công ty quốc tế rơi vào cảnh "trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết" khi Mỹ và Trung Quốc trả đũa thương mại qua lại.

Khi mối quan hệ Mỹ - Trung ngày một căng thẳng và chính quyền Nhà Trắng tung ra một loạt các biện pháp trừng phạt Bắc Kinh, các công ty giao dịch quốc tế trên toàn cầu đang phải chật vật điều chỉnh và lập kế hoạch dự phòng rủi ro kinh tế và chính trị để tồn tại.

Trả lời South China Morning Post, ông Henetta Treyz, Giám đốc chính sách kinh tế tại Veda Partners, cho biết các công ty đã lên kế hoạch dự phòng cho các tình huống xảy ra. "Chúng tôi dự liệu mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ còn căng thẳng hơn nữa", ông nói.

Bệnh trạng nghiêm trọng dần

Trước đó, Mỹ tuyên bố trừng phạt 33 cá thể Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm, có hiệu lực từ ngày 5/6. Ngoài ra, Mỹ còn đe dọa cấm tất cả các chuyến bay từ Trung Quốc đến quốc gia này cũng như từ chối nhập cảnh đối với du học sinh Trung Quốc.

Chỉ trong vài tuần, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới vì mâu thuẫn với Trung Quốc. Nhà Trắng nhiều lần đưa ra đe dọa hạn chế về thương mại, đầu tư và thị thực cho Hong Kong bởi dự luật an ninh quốc gia.

Mặt khác, quan hệ giữa hai bên càng trở nên căng thẳng hơn khi Trung Quốc không thực hiện cam kết mua đủ 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ theo thỏa thuận thương mại giai đoạn I.

Doanh nghiệp chịu trận giữa căng thẳng Mỹ - Trung ảnh 1

Mỹ đẩy khỏi sàn chứng khoán một loạt các công ty Trung Quốc có dấu hiệu thua lỗ. - Ảnh: Xinhua.

Ông Jeff Moon, người đứng đầu Công ty tư vấn Moon Strategies, từng làm việc với Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, gọi tình hình hiện này "như một bệnh nhân có triệu chứng bệnh và ngày một nặng hơn".

Bên cạnh đó, lo ngại về động thái phản đòn của Trung Quốc như giảm mua hàng hóa từ Mỹ, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu hiếm dùng trong sản phẩm công nghệ cao và công bố danh sách các công ty không đáng tin cậy càng đặt gánh nặng lên vai các doanh nghiệp quốc tế.

"Công ty bị chèn ép bởi tất cả tin tức tiêu cực những ngày qua", ông John Holden - Giám đốc cấp cao của Công ty tư vấn McLarty Associates than thở. "Chúng tôi đau đầu với suy nghĩ sẽ vượt qua giai đoạn này như thế nào", ông nói.

Một cuộc điều tra của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc vào tháng 4 cho thấy khoảng 24% các công ty Mỹ đã lên kế hoạch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, tăng gấp đôi so với năm trước.

Lập kế hoạch dự phòng

Trong môi trường kinh doanh quá nhiều biến động, hàng loạt công ty đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại. Nhiều nơi thậm chí lập kế hoạch đánh giá tổn thất và theo dõi sát sao lợi nhuận ròng.

"Trước tiên các doanh nghiệp cần hiểu chính xác tất cả diễn biến đang xảy ra với thuế quan, thị thực, hạn chế xuất nhập khẩu và những thứ khác", SCMP trích lời một nhà quan sát. "Tiếp theo nên sắp xếp từng sự kiện theo thang điểm từ 1 đến 10 theo mức độ nghiêm trọng".

Doanh nghiệp chịu trận giữa căng thẳng Mỹ - Trung ảnh 2

Căng thẳng giữa quan hệ Mỹ - Trung đẩy doanh nghiệp vào cảnh chật vật. - Ảnh: SMCP.

Trong các kế hoạch được cân nhắc, nhiều công ty lựa chọn đa dạng hóa thị trường và nguồn cung cấp và linh hoạt hơn trong phản ứng. Các công ty Trung Quốc đẩy mạnh tập trung vào thị trường nội địa - thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, bởi thị trường Mỹ tồn tại nhiều rào cản và khó khăn.

Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew, có 66,7% dân số Mỹ có cái nhìn không thiện cảm về Trung Quốc, tăng từ tỉ lệ 47% vào năm 2017. Các vấn đề chính trị giữa hai nước càng làm căng thẳng tình hình hiện tại. Đây sẽ là thách thức mang tính tồn tại đối với các công ty Trung Quốc muốn hoạt động tại Mỹ.

"Công ty Trung Quốc có thể sẽ trở thành mồi thử trong cuộc chiến chính trị. Họ không kiểm soát được vận mệnh của mình và thậm chí khó để tự bảo vệ", một chuyên viên tư vấn doanh nghiệp nói. Các chuyên gia cũng nhận định triển vọng nền kinh tế hồi phục trong tương lai gần là khá thấp.

Theo Zing
TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Thị trường làm đẹp cuối năm - Bài 4: Ớn lạnh dịch vụ tiêm môi bằng máu của chân mày phong thuỷ Viên Viên
Thị trường làm đẹp cuối năm - Bài 4: Ớn lạnh dịch vụ tiêm môi bằng máu của chân mày phong thuỷ Viên Viên
(Ngày Nay) - Hút máu quay ly tâm tạo tế bào gốc rồi tiêm vào các bộ phận như môi, mũi, tai… khách hàng là một dịch vụ lạ lùng mà cho đến nay chưa từng có một đơn vị y tế nào ở Việt Nam được phép thực hiện. Dẫu vậy, một hộ kinh doanh chân mày lại đang cung cấp cho khách hàng dù trước đó đã từng bị tố “lừa đảo”.
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải
(Ngày Nay) - VinFast công bố dòng ô tô điện Green được thiết kế riêng, đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải, gồm 4 mẫu xe thuộc các phân khúc khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong đó, có hai mẫu xe hoàn toàn mới, lần đầu tiên ra mắt thị trường là Minio Green - xe cỡ nhỏ đô thị và Limo Green - xe 7 chỗ với 3 hàng ghế thoải mái.
Ninh Thuận kỳ vọng vào du lịch đồng quê.
Ninh Thuận kêu gọi "hiến kế" chính sách đột phá cho du lịch
(Ngày Nay) - Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Văn Hòa, Sở sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch như: Chính sách thu hút đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm về du lịch; đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới; nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch… cùng với tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước.