Đồi Capitol hóa khu quân sự ngày xem xét bãi nhiệm Trump

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong lúc Hạ viện Mỹ bỏ phiếu xem xét bãi nhiệm Tổng thống Trump ngày 13/1, một đội quân nhỏ đã trực chiến để đảm bảo không xảy ra thêm bạo loạn.
Một nhóm binh sĩ Vệ binh Quốc gia tập hợp bên ngoài tòa nhà quốc hội ở Washington DC, Mỹ, trước khi Hạ viện họp bỏ phiếu xem xét bãi nhiệm Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Một nhóm binh sĩ Vệ binh Quốc gia tập hợp bên ngoài tòa nhà quốc hội ở Washington DC, Mỹ, trước khi Hạ viện họp bỏ phiếu xem xét bãi nhiệm Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Hàng trăm lính Vệ binh Quốc gia và cảnh sát đóng quân khắp Đồi Capitol. Một số binh sĩ nghỉ ngơi bên những bức tượng biểu tượng bên trong tòa nhà quốc hội, đặt vũ khí bên cạnh, trên sàn đá cẩm thạch. Số khác dự trữ lá chắn chống bạo động và mặt nạ phòng độc. Xe tải bọc thép được điều động chặn những con đường xung quanh địa điểm phiên họp của Hạ viện nhằm bỏ phiếu xem xét bãi nhiệm Tổng thống Donald Trump với cáo buộc ông kích động cuộc tấn công gây náo loạn Đồi Capitol hồi tuần trước.

Vốn đã ít người qua lại và vắng khách du lịch vì đại dịch Covid-19, Đồi Capitol giờ đây bị biến thành khu quân sự trong khi nhiều nhà lập pháp và nhân viên tòa nhà quốc hội vẫn chưa hết bàng hoàng vì sự cố hôm 6/1.

Phần lớn thiệt hại về vật chất từ cuộc tấn công đều đã được khắc phục. Kính được thay trên cánh cửa gần phòng họp Hạ viện. Đồ đạc cùng những mảnh vỡ đều được dọn dẹp sạch sẽ.

Nhưng với các nhà lập pháp, họ vẫn chưa thể quên ngay cú sốc hồi tuần trước. Phe Dân chủ nhanh chóng thông qua các điều khoản luận tội Tổng thống Trump, nhận được sự ủng hộ từ 10 hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa. Trump trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị xem xét bãi nhiệm hai lần.

"Họ có thể muốn săn lùng Pence và Pelosi khi gây ra cuộc bạo loạn nhưng tất cả chúng ta, những người trong căn phòng này, đều đã đối diện với cái chết", Hạ nghị sĩ Dân chủ bang Maryland Jamie Raskin nói, đề cập đến Phó tổng thống Mike Pence và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.

Các nghị sĩ Cộng hòa phản đối luận tội Trump cũng nói họ bị chấn động trước vụ bạo loạn. Hạ nghị sĩ Cộng hòa bang Nam Carolina Nancy Mace trong bài phát biểu đầu tiên của mình tại Hạ viện cho biết bà đã phải gửi con về nhà hồi tuần trước, trước khi cuộc bạo loạn nổ ra, vì lo sợ nguy cơ bạo lực ở Washington.

Mace nói tiến trình xem xét bãi nhiệm diễn ra quá nhanh nên bà không thể ủng hộ nhưng bà tin Tổng thống Trump phải chịu trách nhiệm. "Không chỉ mạng sống chúng ta bị nguy hiểm mà nếu các con tôi ở đây, chúng cũng sẽ bị đe dọa, hai người quý giá nhất cuộc đời tôi", bà nhấn mạnh.

Đồi Capitol đã chứng kiến hàng loạt thay đổi kể từ sau cuộc tấn công. Hạ viện yêu cầu các thành phiên phải đi qua máy dò kim loại trước khi vào phòng họp. Trong một đường hầm nối hội trường Hạ viện với các văn phòng, những tấm biển được gắn lên tường cảm ơn các cảnh sát quốc hội vì sự xả thân của họ khi những kẻ quá khích xông vào tòa nhà quốc hội.

Hạ nghị sĩ Dân chủ bang Colorado Jason Crow, người bị mắc kẹt tại Hạ viện trong bạo loạn, cho biết sau sự việc, ông đã đi quanh tòa nhà quốc hội, gặp các sĩ quan cảnh sát và cảm ơn họ vì sự can đảm và dũng cảm.

"Một người lao vào tôi và kể rằng anh đã cố giữ đám đông lại nhưng cuối cùng bị họ áp đảo. Họ giẫm đạp, thậm chí đánh anh ấy", Crow kể.

Khi Hạ nghị sĩ Cộng hòa bang Florida Brian Mast, gặp các lính Vệ binh Quốc gia hôm 13/1, ông đã nói chuyện phiếm với họ trước khi đưa họ đi xem xét một vòng quanh tòa nhà quốc hội.

Một số nghị sĩ khác mua cho các binh sĩ bánh pizza. Đến chiều, một số lính Vệ binh Quốc gia bên trong tòa nhà quốc hội bắt đầu di chuyển ra ngoài. Mast nói rằng sự hiện diện dày đặc của quân đội ở Đồi Capitol khiến ông cảm thấy "rất buồn".

"Nhìn thấy nền dân chủ của chúng ta bị tấn công... 'buồn' không còn là từ phù hợp, nó còn vượt xa hơn thế. Đau buồn kết hợp với ghê sợ và khinh bỉ. Đó là phi ái quốc", ông nói.

Theo VnExpress
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?