Đồng Nai: Bảo vệ Công ty Lâm nghiệp La Ngà trói, còng tay hai chị em được thuê trồng điều

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhiều bảo vệ của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà (Công ty Lâm nghiệp La Ngà) đang nhổ điều của người dân thì bị phát giác nên đã tấn công, đập điện thoại, trói và còng tay hai người phụ nữ giữa rừng.
Hai người phụ nữ bị bảo vệ Công ty Lâm nghiệp La Ngà tấn công, trói và còng tay giữa rừng.
Hai người phụ nữ bị bảo vệ Công ty Lâm nghiệp La Ngà tấn công, trói và còng tay giữa rừng.

Theo người dân, sự việc xảy ra vào khoảng 9 giờ sáng ngày 21/8/2021 tại rừng phòng hộ thuộc quản lý của Công Lâm nghiệp La Ngà ở xã Ngọc Định, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Khu vực xảy ra va chạm đã được hợp đồng giao cho người dân quản lý, trồng rừng sản xuất. Người được giao đất rừng là bà T. đã tiến hành trồng cây tràm từ 10 năm trước và vừa khai thác khi đủ tuổi. Mới đây, bà T. đã thuê bà Trần Thị Tình (SN 1973) trồng cây điều vào khu đất rừng nói trên.

Theo thông tin chúng tôi thu thập được, phía Công ty Lâm nghiệp La Ngà đang đòi thu hồi lại khu đất rừng nói trên và không cho trồng cây điều. Tuy nhiên, bà T. chưa đồng ý và tiến hành khiếu nại quyết định thu hồi này.

Bà Trần Thị Tình và nhiều người dân cho biết, cách đây không lâu họ đã bị kẻ xấu nhổ hơn 700 cây điều. Phía Công ty Lâm nghiệp La Ngà nói rằng không liên quan khi phản hồi người dân. Sau đó, người dân tiến hành trồng lại số điều trên thửa đất nói trên.

Theo lời kể của bà Trần Thị Tình, sáng hôm 21/8 vừa qua, bà nghe người dân gọi điện thông báo có người lạ đang nhổ điều bà được thuê trồng nên vội vàng chạy ra kiểm tra.

“Tôi thấy có 2 người là bảo vệ của Công ty Lâm nghiệp La Ngà đang nhổ cây nên hỏi tại sao, bởi người thuê là bà T. chưa trả tiền công cho tôi; đồng thời lấy điện thoại di động ra quay phim lại.

Ngay sau đó từ trong rừng có thêm 2 người đàn ông nữa chạy ra đè tôi xuống. Ông Đình ngồi lên đầu tôi và kẹp 2 chân ông ấy để ông kia còng tay tôi. Họ lấy điện thoại tôi quay phim đập xuống đất hư luôn.

Tôi la lên kêu cứu thì chị gái tôi là bà Trần Thị Lan (SN 1959) chạy ra nhìn thấy nên tiếp tục hô hoán. Lúc này, nhóm người vừa còng tôi chạy đến lôi chị xuống để trói lại. Nghe tiếng truy hô của chị em tôi, nhiều người gần đó chạy đến quay clip lại làm bằng chứng”.

Video vụ việc

Thông tin vụ việc nhanh chóng được trình báo công an địa phương. “Lúc công an xã đến, vì trời mưa nên đưa chúng tôi về trụ sở để làm biên bản và tháo còng cho tôi. Đến nay, họ chỉ mời làm việc riêng từng người chứ chưa giải quyết gì”, bà Tình thông tin.

Ông Nguyễn Văn Cao, người dân sinh sống ở nơi xảy ra vụ việc nói: “Theo cách mà họ làm là lợi dụng Chỉ thị 16 cấm người dân ra đường để lén nhổ cây điều mà người dân đã trồng. Việc đất Lâm trường giao cho người dân canh tác sản xuất theo quy định trồng thế nào có pháp luật quy định rõ ràng. Người dân chỉ làm thuê, chưa được chủ trả tiền đã bị nhổ bỏ, nếu họ sai phải lập biên bản buộc phá bỏ. Việc này có được ban Giám đốc Công ty chỉ đạo hay không thì phải làm rõ.

Trưởng Công an xã Ngọc Định, ông Đặng Đình Dũng cho biết: “Sự vụ đã được Công an xã củng cố hồ sơ và chuyển cho công an huyện xử lý”. Bước đầu, Công an xã Ngọc Định xác minh những bảo vệ trên thuộc công ty lâm nghiệp này.


Môt lãnh đạo Công an huyện Định Quán cho biết: “Chúng tôi đã nắm vụ việc từ xã chuyển lên nhưng đang cao điểm dịch nên chưa thể điều tra, làm việc với các bên. Chúng tôi sẽ làm rõ vụ việc và xử lý đúng pháp luật”.

Lãnh đạo UBND huyện Định Quán thông tin: “Huyện đã biết vụ việc và Công an đang thụ lý. Chủ trương của huyện là phải xử lý sau khi làm rõ nguyên nhân, diễn biến. Huyện cần người dân phối hợp với cơ quan chức năng trong điều tra để nhanh chóng làm rõ vụ việc”.

Bà Trần Thị Tình cho biết thêm, trước đây, bà Trần Thị Lan vì xảy ra tranh chấp đất thì bị đánh gãy xương. Sau đó, những tố cáo đã được Tỉnh uỷ, Văn phòng Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai xem xét, yêu cầu huyện Định Quán giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa có xử lý thoả đáng.


Ngoài ra, ngày 23/4/2019, bà Lan tiến hành khai thác cá trong hồ đã nuôi 6 năm. Người tranh chấp báo cho Công an xã Ngọc Định yêu cầu dừng việc khai thác cá.


Trưởng Công an xã khi đó là bà Nguyễn Thị Thuỷ đã chỉ đạo đưa xe tải đang chở 1,2 tấn cá của bà Lan vừa vớt ở ao lên về UBND xã làm việc. Sau gần 5 giờ xử lý, Công an xã quyết định đổ cá trở lại xuống ao và cá đã chết hết. Sự vụ đến nay vẫn chưa được giải quyết đúng pháp luật.


Công an huyện cho biết, các bức xúc thưa kiện của các chị ấy trước đây huyện đã giải thích rõ cho họ là mọi việc điều xử lý đúng quy định của pháp luật.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).