Đồng Tháp – Vị trí vàng vùng đô thị đồng bằng sông Cửu Long

(Ngày Nay) - Là tỉnh đầu nguồn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp đang trở thành tâm điểm của giới đầu tư khi bộ mặt đô thị đang từng bước hoàn thiện, nền kinh tế ngày một phát triển.

Kinh tế khởi sắc, hạ tầng đồng bộ

Trong 6 tháng đầu năm 2019, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng Tháp có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 6,11%. Trong đó, các khu vực: nông – lâm – thủy sản; công nghiệp – xây dựng; thương mại – dịch vụ đều tăng so với cùng kỳ.

Xuất phát điểm là vùng đất nông nghiệp có tổng sản lượng lúa gạo lớn thứ 3 cả nước, Đồng Tháp đã vươn mình, mở rộng triển ngoạn mục ở cả lĩnh vực công nghiệp. Tỉnh đã quy hoạch tổng thể 1 khu kinh tế cửa khẩu, diện tích 31.936 ha là khu tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gắn với các cửa khẩu quốc tế. Trong quá trình phát triển, “vùng đất sen hồng” này cũng hướng tới trở thành trung tâm giao lưu kinh tế giữa các tiểu vùng sông Mê Kông, đặc biệt là cửa ngõ giao thương với Campuchia.

Hoạt động thương mại - dịch vụ của toàn tỉnh tăng khá với tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước đạt gần 46.000 tỷ đồng, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2018. Một thành tựu nổi bật khác là du lịch Đồng Tháp tiếp tục tạo được dấu ấn đột phá theo chủ trương phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng.

9 tháng đầu năm 2019, cả số lượng khách và doanh thu của ngành du lịch Đồng Tháp đều đạt kết quả ấn tượng khi thu hút trên 2,8 triệu lượt khách, tăng hơn 12% so với cùng kỳ, trong đó có 70.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu ước đạt 700 tỷ đồng, tăng 18,21% so với cùng kỳ năm 2018.

Không chỉ phát triển về kinh tế, hạ tầng của Đồng Tháp cũng được tập trung đầu tư trọng điểm, nâng cao vị thế của tỉnh trong khu vực. Chỉ trong 2 năm 2018 và 2019, Đồng Tháp đã khánh thành hai dự án lớn là cầu Cao Lãnh tổng vốn 3.000 tỷ đồng (2018) và cầu Vàm Cống quy mô 5.700 tỷ đồng (2019).

Hai cây cầu lớn vượt qua sông Tiền, sông Hậu đã giúp kết nối các tỉnh vùng lõi của đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ với TP HCM, không chỉ giúp kết nối giao thông thuận tiện mà còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển.

Với những thắng lợi về kinh tế và sự phát triển đồng bộ về hạ tầng, Đồng Tháp đặt ra mục tiêu phát triển hệ thống đô thị đến năm 2030 gồm 32 đô thị trong đó có 2 đô thị loại I là thành phố Cao Lãnh và Sa Đéc.

Tâm điểm đầu tư miền Tây Nam Bộ

Nhờ tiềm lực hấp dẫn, Đồng Tháp đang ngày càng thu hút các nhà đầu tư bất động sản và du lịch, nghỉ dưỡng. Một trong những yếu tố tạo nên thành tích này chính là “thương hiệu PCI” mà tỉnh đã xây dựng khi xếp thứ 2 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018; duy trì 11 năm liên tiếp nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chất lượng điều hành kinh tế.

Tiếp nối chuỗi thành công đó, từ đầu năm 2019 đến nay, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho 14 dự án với tổng vốn gần 1.400 tỷ đồng. Bộ mặt của vùng đất “sen hồng” cũng nhờ vậy mà được đổi mới, hoàn thiện hơn. Các tên tuổi lớn trong giới bất động sản đã lần lượt đặt chân đến Đồng Tháp như Vingroup với dự án trung tâm thương mại Vincom Plaza Cao Lãnh; TNG Holdings Việt Nam và đề xuất đầu tư hai dự án khu dân cư.

Đồng Tháp – Vị trí vàng vùng đô thị đồng bằng sông Cửu Long ảnh 1

Khu đô thị FLC La Vista Sadec hứa hẹn trở thành trung tâm mua sắm, giải trí mới của người dân Tây Nam Bộ

Cuối tháng 7/2019, Tập đoàn FLC cũng đã chính thức khởi công dự án khu đô thị FLC La Vista Sadec quy mô 15 ha tại giữa trung tâm thành phố Sa Đéc. FLC Sa Đéc được định hướng trở thành một khu đô thị đầy đủ tiện ích, là không gian sống tiêu chuẩn cao đồng thời cũng là điểm đến mua sắm, giải trí lý tưởng của người dân cũng như du khách vùng Tây Nam Bộ.

Sự xuất hiện của những dự án bất động sản cao cấp là một trong những động lực thúc đẩy ngành du lịch của Đồng Tháp có nhiều cơ hội tăng tốc trong giai đoạn tới. Bên cạnh các điểm du lịch truyền thống, nhiều sản phẩm du lịch mới gắn với các khu dịch vụ mua sắm đang dần được hình thành, hứa hẹn tạo nên những điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo du khách tới tham quan, trải nghiệm.

Với những tín hiệu đáng mừng trên, ngành du lịch của tỉnh Đồng Tháp đang có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ, tạo đà cho nền kinh tế Đồng Tháp tiếp tục khởi sắc hơn nữa trong tương lai.

TIN LIÊN QUAN
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).