Triển vọng hồi sinh voi ma mút và đưa chúng về tự nhiên đã được thảo luận trong hơn một thập kỷ qua, nhưng trong tuần này các nhà khoa học đã công bố nguồn tài trợ mới mà họ tin rằng có thể biến giấc mơ hoang đường thành hiện thực.
Công ty sinh học và di truyền Colossal mới đây đã huy động được 15 triệu USD để tài trợ cho dự án đưa loài voi khổng lồ trở lại thế giới.
Các nhà khoa học đã đặt mục tiêu ban đầu về việc tạo ra một con lai giữa voi hiện đại và voi ma mút bằng cách tạo phôi trong phòng thí nghiệm mang ADN của voi ma mút. Điểm khởi đầu của dự án liên quan đến việc lấy tế bào da của voi châu Á và lập trình chúng thành các tế bào gốc đa năng hơn mang ADN của voi ma mút.
Các gen đặc biệt chịu trách nhiệm tạo ra lớp lông xoăn đặc trưng, lớp mỡ cách nhiệt và các khả năng thích nghi với khí hậu lạnh.
Những phôi này sau đó sẽ được mang đi nuôi cấy đủ tháng trong cơ thể voi mẹ châu Á hoặc trong một tử cung nhân tạo. Nếu kế hoạch diễn biến đúng như dự đoán, sau 6 năm nữa một con non sẽ được tạo ra.
“Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một con voi có khả năng chịu lạnh, nhưng nó sẽ trông giống như một con voi ma mút. Không phải vì chúng tôi đang cố gắng lừa bất kỳ ai, mà vì chúng tôi muốn một loài gì đó có chức năng tương đương với voi ma mút, có thể chịu được nhiệt độ -40 độ C", đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.
Dự án được đóng khung như một nỗ lực giúp bảo tồn voi châu Á bằng cách trang bị cho chúng những đặc điểm cho phép phát triển mạnh mẽ ở những vùng rộng lớn của Bắc Cực từng được gọi là thảo nguyên voi ma mút.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng tin rằng việc đưa các đàn voi ma mút lai tới vùng lãnh nguyên Bắc Cực có thể giúp khôi phục môi trường sống đã bị suy thoái và chống lại một số tác động của khủng hoảng khí hậu. Ví dụ, bằng cách quật đổ cây cối, những con thú có thể giúp khôi phục đồng cỏ Bắc Cực trước đây.
Không phải tất cả các nhà khoa học đều nghi ngờ rằng việc tạo ra động vật giống voi ma mút trong phòng thí nghiệm là cách hiệu quả nhất để khôi phục môi trường lãnh nguyên.
Theo nhóm nghiên cứu, mục tiêu của họ không chỉ là mang voi ma mút trở lại, mà là mang những loài động vật có thể lai tạo được trở lại vùng Bắc Cực thành công.
Gareth Phoenix, giáo sư sinh thái học thực vật và biến đổi toàn cầu tại Đại học Sheffield, cho biết: “Mặc dù chúng ta cần nhiều cách tiếp cận khác nhau để ngăn chặn biến đổi khí hậu, nhưng chúng ta cũng cần đưa ra các giải pháp một cách có trách nhiệm để tránh những hậu quả gây hại không lường trước được. Đó là một thách thức lớn ở Bắc Cực rộng lớn, nơi bạn có các hệ sinh thái khác nhau tồn tại trong các điều kiện môi trường khác nhau.
“Ví dụ, voi ma mút được đề xuất như một giải pháp để giúp ngăn chặn băng vĩnh cửu tan chảy vì chúng sẽ loại bỏ cây cối, giẫm đạp và nén chặt mặt đất và chuyển đổi cảnh quan thành đồng cỏ, có thể giúp giữ cho mặt đất mát mẻ. Tuy nhiên, chúng tôi biết ở các vùng Bắc Cực có rừng, cây cối và lớp phủ rêu có thể rất quan trọng trong việc bảo vệ lớp băng vĩnh cửu, vì vậy, loại bỏ cây cối và giẫm nát rêu sẽ là điều cuối cùng bạn muốn làm", ông Phoenix chỉ ra.