Du lịch Việt Nam chỉ rẻ hơn Campuchia và Singapore

(Ngày Nay) - Chỉ trong vòng 2 năm, từ vị trí rẻ thứ 3 trong khu vực, Việt Nam đã trở thành điểm đến du lịch đắt đỏ thứ 3 tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Singapore và Campuchia.
Du lịch Việt Nam chỉ rẻ hơn Campuchia và Singapore

Theo báo cáo Cạnh tranh du lịch và lữ hành của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố, Việt Nam đã leo thêm 8 bậc lên vị trí thứ 67 trên bảng xếp hạng cạnh tranh về điểm đến du lịch. Việt Nam cũng lọt vào top 4 nước có điểm số cải thiện tốt nhất trong 2 năm qua trong nhiều hạng mục.

Tuy nhiên, tại hạng mục "cạnh tranh về giá cả", Việt Nam đã tụt từ vị trí điểm đến rẻ thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á năm 2015 xuống vị trí đắt đỏ thứ 3 vào năm 2017.

Cụ thể, dù không thay đổi về điểm số đánh giá (5,3 điểm) sau hai năm, Việt Nam trở thành điểm đến đắt đỏ là do các nước láng giềng có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt là Lào khi tăng từ 4,9 điểm lên 5,7 điểm. Mức điểm trung bình của khu vực Đông Nam Á là 5,5. Với 5,3 điểm, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm điểm đến được đánh giá là rẻ trên thế giới.

Báo cáo của WEF đánh giá các điểm đến du lịch với 14 tiêu chí. Việt Nam được đánh giá cao ở các tiêu chí như "tài nguyên thiên nhiên", "tài nguyên văn hóa", "giá cả cạnh tranh" và "nhân lực ngành dịch vụ được đào tạo".

Dù tiêu chí "hạ tầng CNTT" của Việt Nam chưa được báo cáo đánh giá cao, Việt Nam lại là nước cải thiện đáng kể về điểm số này khi tăng 17 bậc lên vị trí 80 thế giới, phần nhiều do sóng 3G đã phủ 94% diện tích quốc gia.

WEF cũng đánh giá những tiêu chí đang kéo lùi Việt Nam về xếp hạng cạnh tranh du lịch là "tính bền vững về môi trường" (xếp thứ 129 thế giới), "mức độ khí thải cao" (xếp thứ 128 thế giới), "phá rừng" (xếp thứ 103 thế giới) và "xử lý nguồn nước" (xếp thứ 107 thế giới).

Du lịch Việt Nam chỉ rẻ hơn Campuchia và Singapore ảnh 1Xếp hạng "cạnh tranh về giá cả" của các nước trong khu vực Đông Nam Á (điểm càng cao giá càng rẻ). 

5 quốc gia dẫn đầu danh sách điểm đến du lịch cạnh tranh nhất là Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Nhật Bản và Anh.

Báo cáo Cạnh tranh du lịch và lữ hành của WEF được công bố hai năm một lần, dựa trên nhiều tiêu chí để đánh giá tính cạnh tranh và tính bền vững của các quốc gia dưới vai trò là điểm đến du lịch.

Theo báo cáo, ngành công nghiệp du lịch và lữ hành toàn cầu đóng góp 7,6 nghìn tỷ USD vào kinh tế toàn cầu (10,2% GDP toàn cầu) và tạo ra 292 triệu việc làm (1/10 số việc làm toàn cầu) trong năm 2016.

Theo Zing
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.