Dự thảo thông tư về khen thưởng, kỷ luật học sinh: Không còn cảnh bị phê bình trước toàn trường!

[Ngày Nay] - Sau 32 năm áp dụng một thông tư về khen thưởng, kỷ luật học sinh với rất nhiều hạn chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông mới với rất nhiều điều chỉnh tích cực.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tạo cơ hội cho học sinh thay đổi

Theo ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 08 về khen thưởng, kỷ luật học sinh được ban hành từ năm 1988 đã quá lâu và không còn phù hợp với giáo dục hiện nay. Vì thế, việc ban hành dự thảo thông tư mới nhằm thay thế Thông tư 08 là rất cần thiết, trên tinh thần vì sự tiến bộ của học sinh.

Theo đó, dự thảo thông tư mới có hàng loạt điều chỉnh so với Thông tư 08 như bỏ hình thức kỷ luật đuổi học đối với học sinh, không ghi lỗi của học sinh vào học bạ, không phê bình học sinh trước toàn trường, không kỷ luật với học sinh tiểu học... và bổ sung thêm các hình thức khen thưởng học sinh tích cực.

Với thâm niên hàng chục năm đứng lớp, trong đó có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, cô Trần Thị Hải Yến, giáo viên trường Trung học phổ thông Trí Đức cho biết việc học sinh phạm lỗi là rất bình thường và là vấn đề muôn thuở của lứa tuổi “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. “Khi các em mắc lỗi, điều quan trọng là thầy cô phải phân tích để các em nhận ra lỗi sai, tạo cơ hội để các em sửa sai, hoàn thiện bản thân. Việc ghi lỗi vào học bạ có thể sẽ khiến các em bi quan, không tự tin và mất hướng phấn đấu” cô Yến cho hay.

Với quan điểm đó, cô Yến cho biết mình chưa khi nào ghi lỗi của học sinh vào học bạ cho dù Thông tư 08 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định này. “Đây cũng là chủ trương của trường Trí Đức và giáo viên chúng tôi cũng rất đồng tình”, cô Yến nói.

Chia sẻ về chủ trương này, thầy Hà Trung Hưng, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Trí Đức (Hà Nội) cho rằng việc ghi lỗi của học sinh vào học bạ chẳng khác nào khẳng định phẩm chất học sinh. “Đó là điều tối kỵ. Như vậy, học sinh sẽ bị tổn thương, các em mất niềm tin. Nhưng chúng tôi cũng không bỏ qua lỗi của học sinh mà cử giáo viên tìm hiểu để biết được choàn cảnh, tính chất mức độ, sau đó giảng giải cho học sinh.

Trường hợp các em mắc lỗi nặng, nhà trường sẽ cho các em tạm dừng học trên lớp để gia đình phối hợp giáo dục các em” thầy Hưng cho hay.

Ngoài không ghi học bạ, tại trường Trí Đức, học sinh cũng không bị phê bình trước toàn trường, hội đồng kỷ luật cũng chưa bao giờ được thành lập và chưa học sinh nào bị đuổi học.

Không buông học trò

Là một trong những hiệu trưởng được học sinh rất yêu mến, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Marie Curie đánh giá dự thảo của Bộ đã có nhiều điều chỉnh tích cực, đặc biệt là việc bỏ quy định “đuổi học”.

Theo thầy Khang, hình thức kỷ luật đuổi học một tuần và một năm của Thông tư 08 đã được thay bằng “tạm dừng học tập trên lớp hai tuần” trong dự thảo thông tư mới. “Cần phải chú ý đến hai từ ‘trên lớp’, nghĩa là chỉ tách học sinh ra khỏi không gian học tập ở trường, nhưng các em vẫn sẽ phải học ở không gian học tập khác là gia đình, với sự sát sao của giáo viên.

Nhà trường không buông mà vẫn với tới, giáo dục các em. Đây là điểm khác rất lớn với hình thức đuổi học, vì đuổi học là tách học sinh ra khỏi giáo dục. Hình thức kỷ luật đuổi học, nhất là đuổi học một năm ở quy định hiện hành là quá tài, có thể làm cho cuộc đời học sinh rẽ sang hướng khác”, thầy Khang phân tích.

Cũng theo thầy Khang, dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông bỏ hình thức kỷ luật trước lớp và trước toàn trường là hợp lý. “Cảnh cáo trước lớp hay toàn trường đều là bêu trước đông người, những cái đó đều không còn phù hợp. Trong thời đại hiện nay, cảnh cáo trước lớp hay trước toàn trường cũng không khác gì trước cả thế giới, tạo áp lực quá lớn cho học sinh, khiến các em khó lòng vươn lên, tiến bộ,” thầy Khang chia sẻ.

Hiệu trưởng Trường Marie Curie cho rằng dự thảo còn có một điểm mới đặc biệt khi quy định các hình thức kỷ luật không được áp dụng với học sinh tiểu học, dù ở mức độ nhẹ nhất là khiển trách. “Bậc tiểu học, học sinh vẫn ở lứa tuổi trẻ em. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật với các em là quá nặng nề. Trẻ em chỉ có khen, khích lệ, động viên, nhẹ nhàng uốn nắn để các em sửa dần. Nhìn chung, tôi thấy những điều chỉnh của dự thảo thông tư mới là rất đáng hoan nghênh”, thầy Khang nói.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?