Đức thất thu thuế gần 119 tỷ euro do dịch COVID-19

Theo đánh giá của Bộ Kinh tế LB Đức, đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể khiến nền kinh tế đầu tàu châu Âu thất thu thuế gần 119 tỷ euro (khoảng hơn 129 tỷ USD), riêng trong năm 2020.
Người dân thực hiện giãn cách xã hội nhằm chống dịch COVID-19 tại một siêu thị ở Berlin, Đức ngày 23/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Người dân thực hiện giãn cách xã hội nhằm chống dịch COVID-19 tại một siêu thị ở Berlin, Đức ngày 23/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn nguồn tin báo chí Đức cho biết, Chính phủ liên bang, các bang và các địa phương sẽ mất một nguồn thu lớn từ thuế do cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay.

Theo đó, riêng trong năm nay, nước Đức có thể mất 118,8 tỷ euro tiền thuế, trong đó ngân sách liên bang sẽ thất thu 59,6 tỷ euro, trong khi các bang và địa phương sẽ mất 59,2 tỷ euro. Do hậu quả của dịch COVID-19, Đức đã công bố nhiều biện pháp để ứng phó những tác động về mặt kinh tế, như giảm và giãn thuế cho các công ty, trong khi nguồn thu thuế từ lương cũng sẽ thấp hơn do thất nghiệp tăng và hàng triệu người chuyển sang làm việc theo mô hình bán thời gian.

Trước đó, báo Bild (Hình ảnh) dẫn các nguồn thạo tin cho biết dự kiến nguồn thu từ thuế của Chính phủ liên bang, các bang và địa phương ở Đức sẽ bị mất khoảng 300 tỷ euro đến năm 2024. Thiệt hại do khủng hoảng được Bộ Tài chính tính toán riêng trong năm nay ở mức 453,4 tỷ euro, tăng khoảng 100 tỷ euro so với ước tính hồi đầu tháng 4/2020.

Dịch  COVID-19 chắc chắn là gánh nặng đối với hệ thống y tế của Đức. Tuy nhiên, riêng trong năm 2019, mức chi cho hệ thống y tế của nước này đã lên tới 405 tỷ euro.

Theo số liệu của Cục Thống kê LB Đức, trước đại dịch COVID-19, trong năm 2019, chi phí cho y tế ở nền kinh tế đầu tàu châu Âu này đã lên tới 407,4 tỷ euro, cao hơn 4,3% so với năm trước đó. Trong năm 2018, tổng chi phí cho y tế của Đức là 390,6 tỷ euro, tương đương 4.710 euro/đầu người và 11,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – tăng 1,1% so với năm 2017.

Trong số này, mức chi lớn nhất là cho hệ thống bảo hiểm y tế theo luật định (với 56,9%), tiếp đến là chi hộ gia đình và các tổ chức phi lợi nhuận (13,3%), bảo hiểm xã hội (10,1%) và bảo hiểm y tế tư nhân (8,5%).

Dự kiến, trong năm nay, mức chi này sẽ còn cao hơn rất nhiều do dịch bệnh COVID-19, trong đó chi cho bảo hiểm y tế theo luật định sẽ bị thâm hụt trên 14 tỷ euro. Nếu Chính phủ Đức không tăng mức trợ cấp, người tham gia bảo hiểm có thể sẽ phải tăng mức đóng góp trên 1%. 

Theo Báo Tin tức
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.