Đức thông báo giảm thuế tiêu thụ điện

0:00 / 0:00
0:00
Nhằm giảm bớt gánh nặng cho người tiêu dùng trong bối cảnh châu Âu đang phải đối mặt với giá năng lượng tăng cao, ngày 15/10, Chính phủ Đức thông báo sẽ giảm đáng kể mức thuế tiêu thụ điện từ năm 2022 cho người tiêu dùng.
Đức thông báo giảm thuế tiêu thụ điện

Theo Đạo luật Năng lượng tái tạo (EEG), thuế tiêu thụ điện sẽ được giảm 40% xuống còn 3,723 cent (tương đương 0,043 USD) mỗi kWh kể từ ngày 1/1/2022. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ khi “thuế xanh” (thuế phát thải carbon) được áp dụng vào năm 2000 nhằm giúp nền kinh tế hàng đầu châu Âu này chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch hơn.

Đánh giá về quyết định này của chính phủ, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier cho rằng đây là tin tốt đối với người tiêu dùng Đức trong bối cảnh giá năng lượng cao. Bên cạnh đó, ông cũng một lần nữa kêu gọi chính phủ bỏ các loại phụ phí điện "càng sớm càng tốt để giảm bớt gánh nặng thuế cho người dân”.

Lâu nay, so với các quốc gia khác trong Liên minh châu Âu (EU), người dân Đức luôn phải thanh toán hóa đơn tiền điện cao nhất và khi mùa Đông sắp đến gần, áp lực này ngày càng tăng đối với chính phủ trong việc giảm thiểu cuộc khủng hoảng giá năng lượng đang hiện hữu. Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng trở lại trong những tháng qua do nhu cầu tăng vọt khi các nền kinh tế dần dỡ bỏ các biện pháp hạn chế để chống đại dịch COVID-19. Các kho dự trữ cũng ở mức thấp sau một mùa Đông dài lạnh giá.

Giá khí đốt tự nhiên bán buôn, chỉ số hàng đầu để tính giá năng lượng nói chung ở châu Âu, đã tăng hơn ba lần trong năm nay. Giá dầu và giá than cũng tăng, làm dấy lên lo ngại về lạm phát tăng vọt và hóa đơn thanh toán tiền điện tăng phi mã.

Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất rằng các quốc gia thành viên tạm thời giảm thuế và các khoản thu để giúp giảm hóa đơn năng lượng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Theo kế hoạch, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận vấn đề năng lượng tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tuần tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.