Dùng cây cối để cảnh báo cháy rừng

[Ngày Nay] - Sự dao động của cây xanh là tất cả những gì cần thiết cung cấp năng lượng cho các thiết bị cảm biến để các nhà khoa học nắm bắt kịp thời các vụ cháy có thể bùng phát.
Dùng cây cối để cảnh báo cháy rừng

Các nhà khoa học ở Michigan đã phát triển một hệ thống cảnh báo cháy rừng từ sự rung lắc của cây cối. Hệ thống này không chỉ có thể phát hiện khi ngọn lửa bắt đầu mà còn có thể “kêu cứu”. Thiết bị không dùng pin này treo lơ lửng như một vật trang trí trên cây và thu thập tất cả năng lượng cần thiết từ sự đung đưa tự nhiên của cây lá. Thiết bị này có thể quan sát rừng trong một thập kỷ mà không cần con người chú ý.

“Đó là một ý tưởng tuyệt vời” - kỹ sư Chris Knight làm việc tại CSIRO, cơ quan nghiên cứu quốc gia của Úc nói. Một vài năm trước, anh Chris cũng đã phát triển một ý tưởng cho một chiếc máy chạy bằng cây. Anh khẳng định, các hệ thống như vậy chỉ cần một lượng nhỏ điện năng để ngửi khói hoặc phát hiện nhiệt tăng.

Changyong Cao - kỹ sư tại Đại học bang Michigan cũng đồng tình. “Để giám sát cháy rừng, bạn không cần nhiều năng lượng. Thiết bị tự sạc lại khoảng 10 phút một lần với lượng điện vừa đủ để thực hiện phép đo”, anh nói.

Dùng cây cối để cảnh báo cháy rừng ảnh 1

Nếu phát hiện có hỏa hoạn, chiếc cảm biến sẽ báo hiệu tới một thiết bị cách đó hơn 1 km. Thiết bị này chuyển tiếp các báo động đến các thiết bị khác, nó có thể thu thập dữ liệu từ hàng chục đến hàng trăm cảm biến.

Phát hiện sớm cháy rừng có thể cứu sống rất nhiều người. Hiện nay, cháy rừng được phát hiện từ vệ tinh hoặc tháp lửa. Cao cho biết cả 2 cách này đều không nhanh và chi phí không thấp như cảm biến treo trên cây. Nhóm của Cao phải đối mặt với hai thách thức chính trong việc tạo ra các thiết bị cảm biến mới của mình. Đầu tiên, các thiết bị này phải tạo ra đủ năng lượng để khảo sát khu rừng và phát ra tín hiệu. Thứ hai, nguồn điện phải bền.

Để giải quyết vấn đề đầu tiên, nhóm nghiên cứu quyết định biến chuyển động cơ học thành điện - thực ra là tĩnh điện. Tĩnh điện được tạo ra khi hai vật liệu cọ xát với nhau và trao đổi điện tích.

Thiết bị chuyển đổi này được gọi là TENG. Nó tạo ra dòng điện khi hai vật liệu cọ xát với nhau. Các nhà khoa học đã sử dụng TENG như một cách để thu hoạch năng lượng từ thế giới tự nhiên, bao gồm thu năng lượng từ các tác động lên mặt bàn, mưa rơi - thậm chí cả bàn phím... Cao cho biết mô hình mới của nhóm anh chưa được thử nghiệm thời gian dài trong thế giới thực, nhưng thiết bị đã sẵn sàng. Tất cả những gì anh ấy cần bây giờ là có tiền để phát triển chúng.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).