'Đường cổ' Appia của Italy trở thành di sản thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - La Via Appia - biểu tượng của La Mã cổ đại và các cuộc chinh phạt của đế chế này, vừa chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào Danh sách Di sản thế giới.
'Đường cổ' Appia của Italy trở thành di sản thế giới ảnh 1
“Đường cổ” Appia. Ảnh: AFP

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, tại phiên họp thứ 46 của Ủy ban Di sản Thế giới được tổ chức từ ngày 21 - 31/7 tại New Delhi, Ấn Độ, UNESCO đã chính thức công nhận La Via Appia, còn được gọi là "Regina Viarum" hay "Nữ hoàng của các con phố”, là Di sản thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 60 của Italy, theo đó nước này tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng các quốc gia có nhiều Di sản thế giới nhất.

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Văn hóa Italy Gennaro Sangiuliano đánh giá cao việc UNESCO nắm bắt được giá trị phổ quát đặc biệt của một công trình kỹ thuật phi thường, trong nhiều thế kỷ đóng vai trò thiết yếu cho các hoạt động trao đổi thương mại, xã hội và văn hóa với Địa Trung Hải và phương Đông. Đây là sự công nhận giá trị của lịch sử và bản sắc của nước này, từ đó có thể mang lại lợi ích kinh tế cho các vùng lãnh thổ liên quan.

Việc La Via Appia được chính thức công nhận là kết quả của quá trình làm việc nhóm chặt chẽ, với sự tham gia của nhiều tổ chức ở nhiều cấp độ khác nhau, nhất là 4 vùng Lazio, Campania, Basilicata và Puglia, 13 thành phố, 74 đô thị, 14 công viên, 25 trường đại học và nhiều đại diện của cộng đồng địa phương, cùng Bộ Ngoại giao Italy và Ủy ban Giáo hoàng về Khảo cổ học của Tòa thánh Vatican.

La Via Appia được xây dựng vào năm 312 trước Công nguyên, theo lệnh của Appio Claudio Cieco - vị chính khách mà con đường này được đặt tên theo. Nổi tiếng với kỹ thuật xây dựng phi thường và chất lượng, con đường này vẫn là biểu tượng của sức mạnh và tầm nhìn xa của Đế chế La Mã, trở thành một trong những con đường quan trọng nhất trong thời kỳ này.

Ban đầu, con đường này kết nối Rome với Capua, được mở rộng đến Benevento và sau đó đến Taranto cho đến khi tuyến đường được nối đến thành phố Brindisi vào khoảng năm 190 trước Công nguyên.

Con đường chủ yếu phục vụ cho việc di chuyển nhanh chóng của quân đội về phía Nam Italy, nhưng La Via Appia cũng trở thành một tuyến đường thương mại quan trọng, tạo điều kiện cho dòng sản phẩm thủ công mỹ nghệ chảy vào và thúc đẩy sự mở cửa về văn hóa của xã hội La Mã đối với văn hóa Hy Lạp.

“Đường cổ” Appia đã được khôi phục và mở rộng trong thời kỳ đế chế Augustus, Vespasian, Trajan và Hadrian. Đế chế Trajan cũng xây dựng Via Appia Traiana, một nhánh từ Benevento đến Brindisi qua một tuyến đường ven biển và bằng phẳng.

Sau khi Đế chế Tây La Mã sụp đổ, việc bảo trì con đường đã dừng lại, dẫn đến việc dần bị bỏ hoang. Tuy nhiên, vào năm 535, nhà sử học Procopius mô tả La Via Appia vẫn còn trong tình trạng tốt. Hiện nay, những đoạn đường lớn được bảo tồn và một phần vẫn được sử dụng cho giao thông ô tô ở các vùng Lazio, Campania, Basilicata và Puglia.

Ngày nay, La Via Appia không chỉ là minh chứng quan trọng cho quá khứ của La Mã mà còn là tuyến đường có giá trị lớn về cảnh quan và văn hóa Italy.

Chốt danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024
Chốt danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024
(Ngày Nay) - Ngày 30/10, theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), kết thúc đợt tập huấn tại Thái Lan với 2 trận giao hữu chất lượng, Huấn luyện viên trưởng Diego Raul Giustozzi đã đưa ra quyết định cuối cùng về danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024.
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
(Ngày Nay) - Chùa Tà Ngáo theo hệ phái Phật giáo Nam Tông, tọa lạc tại sóc Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu, đặc trưng cho lối kiến trúc chùa tháp của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở Nam Bộ. Với hơn 200 năm tuổi, chùa Tà Ngáo còn là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý về tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer của tỉnh An Giang.
Công nghệ sàng lọc ung thư vú trên "dế" thông minh
Công nghệ sàng lọc ung thư vú trên "dế" thông minh
(Ngày Nay) - Các bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Kinh (PUMCH) ở Trung Quốc đã phát triển một hệ thống nhiệt học hồng ngoại dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI-IRT) để sàng lọc ung thư vú, cho phép người dùng dễ dàng kiểm tra nguy cơ ung thư thông qua một ứng dụng bằng cách kết nối các camera hồng ngoại với điện thoại thông minh của họ.
Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
(Ngày Nay) -  Chiều 29/10, bà Võ Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phước Tân 1 (phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, nhà trường đang huy động toàn bộ nhân lực thực hiện dọn dẹp vệ sinh trường lớp sau khi lũ từ thượng nguồn đổ về làm toàn bộ ngôi trường ngập trong biển nước, hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học. Dự kiến ngày 30/10, sau khi nước lũ rút, trường sẽ đón học sinh trở lại học.
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 29/10/2024, Vietjet và Emirates đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mở rộng kết nối giữa các thành phố lớn của Việt Nam và Dubai, UAE, cũng như các điểm đến toàn cầu, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - UAE. Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy du lịch và thương mại giữa hai quốc gia, mở ra cơ hội hợp tác kinh tế và giao thương.