EVN bị truy thu thuế gần 2.000 tỷ đồng

(Ngày Nay) - Thanh tra Bộ Tài chính cho rằng EVN cố tình hạch toán sai một số khoản năm 2015, 2016 dẫn đến giảm lợi nhuận và thuế phải nộp.
 
 Bộ Tài chính cho rằng EVN đã có tình hạch toán sai để né thuế gần 2.000 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho rằng EVN đã có tình hạch toán sai để né thuế gần 2.000 tỷ đồng.

Quyết định truy thu 1.935 tỷ đồng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa được Bộ Tài chính đưa ra. Theo cơ quan này, đây là số tiền EVN phải nộp ngân sách sau khi Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện hạch toán sai một số khoản chi phí, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận năm 2015, 2016 giảm.

Trong 1.935 tỷ đồng thuế bị truy thu của EVN có 88,3 tỷ đồng là thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015, gần 970 tỷ thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 và 877 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2015. 

Quyết định của Bộ Tài chính nêu rõ, EVN đã hạch toán vào chi phí năm 2015 gần 1.342 tỷ đồng là khoản chênh lệch cước phí vận chuyển đường ống dẫn khí Phú Mỹ - TP HCM giai đoạn 2012 - 2015. Việc hạch toán này, theo Bộ Tài chính, "không đúng chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng" vào tháng 10/2016.

Trước đó, tháng 12/2015, báo cáo Thủ tướng về cước phí vận chuyển đường ống dẫn khí này, Bộ Công Thương cho biết chi phí ước tính khoảng 60 triệu USD. Do chưa có nguồn dự phòng (giai đoạn trước năm 2015) để thanh toán chi phí này nên EVN đề nghị cho phép được phân bổ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm tiếp theo, dự kiến từ năm 2016.

Trong công văn báo cáo, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ cho phép EVN phân bổ chi phí chưa thanh toán cho PVN giai đoạn 2012 đến thời điểm cước phí được phê duyệt vào các năm tiếp theo, cũng dự kiến từ năm 2016 và không quá 5 năm.

Thanh Lan - Hoài Thu

Trong một công văn khác vào tháng 6/2016, Bộ Công Thương cho biết khoản tiền chênh lệch cước phí đường ống dẫn khí Phú Mỹ - TP HCM trong giai đoạn 2012-2015 là khoảng 85,26 triệu USD và EVN cam kết thanh toán trong hai năm 2016 và 2017.

Tuy nhiên, công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vào tháng 10/2016 chỉ cho phép phân bổ chi phí 2 năm (năm 2016 và 2017). Thế nhưng, theo Thanh tra Bộ Tài chính, EVN đã phân bổ chi phí này từ năm 2015, trước thời điểm gửi xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng cũng như trái với chỉ đạo "phân bổ trong 2 năm 2016, 2017" của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Việc phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh tức là đưa vào cấu thành giá điện. Hạch toan ngay vào năm 2015 đã làm giảm lợi nhuận của EVN, theo tính toán của Thanh tra Bộ Tài chính, là 1.342 tỷ đồng và làm giảm 88,2 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như 877 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế phải nộp cho ngân sách.

Phản hồi về thông tin này, đại diện EVN cho rằng, đây là khoản chi phí hồi tố cước vận chuyển khí Phú Mỹ - TP HCM đã phát sinh trong giai đoạn 2012-2015. Tháng 2/2016, Văn phòng Chính Phủ có công văn cho phép EVN được phân bổ khoản chi phí phí này và giao Bộ Công Thương đề xuất thời gian thực hiện phù hợp (ngắn hơn 5 năm). Trong năm 2015, EVN đã tiết kiệm chi phí và cân đối, phân bổ được 1.341 tỷ đồng vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015.

Cũng theo tập đoàn này, việc phân bổ chi phí trên vào năm 2015, 2016 thay cho năm 2016, 2017 là "sự nỗ lực của EVN trong tiết kiệm chi phí tự cân đối để giảm áp lực tăng giá bán lẻ điện và giá điện tăng từ 1/12/2017 không gồm khoản chi phí trên". 

Cùng với đó, do khoản chi phí hồi tố cước vận chuyển khí đã không đưa vào phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện nên EVN không có nguồn để bù đắp nếu chi phí này xuất toán khỏi giá thành năm 2015 và chuyển phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh năm 2017.

Ngoài việc cố tình phân bổ chi phí sai quy định, theo Bộ Tài chính, EVN còn chưa hạch toán 4.848 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính năm 2016.

Tại ngày 31/12/2016, chênh lệch tỷ giá của dự án đầu tư xây nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn I đã hoàn thành, bàn giao sử dụng là gần 5.274 tỷ đồng và lỗ chênh lệch tỷ giá của các dự án khác đang trong quá trình đầu tư xây dựng là gần 426.122 tỷ đồng. Theo quy định, lãi chênh lệch từ tỷ giá phải được bù trừ với lỗ và một khi có chênh lệch thì doanh nghiệp phải hạch toán khoản này. Như vậy, EVN đã hoàn toàn "quên" không hạch toán khoản lãi gần 4.848 tỷ đồng này.

Trần tình về việc "lỡ quên" khoản chênh lệch tỷ giá, EVN cho biết, đây là khoản phát sinh tại dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 do Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) làm chủ đầu tư và hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ. 

Tuy nhiên, do đối tác cho vay JICA (Nhật Bản) không chấp thuận đề nghị chuyển đổi chủ đầu tư, EVN phải tiếp tục là chủ đầu tư, sau khi dự án hoàn thành xây dựng mới chuyển giao cho EVNGENCO1. Hiện tại, EVN thực hiện các thủ tục bàn giao dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 về EVNGENCO 1 đến 31/12/2017 và bàn giao số dư khoản lãi chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn đầu tư xây dựng của dự án này để EVNGENCO 1 hạch toán.

Dẫn văn bản của Bộ Tài chính trả lời chế độ kế toán của EVN, tập đoàn này cho biết, Bộ đã cho phép khoản chênh lệch tỷ giá trong quá trình đầu tư của các công trình điện được phản ánh lũy kế và phân bổ dần vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính khi doanh nghiệp đi vào hoạt động và thời gian phân bổ không quá 5 năm.

EVN khẳng định đang tiếp tục giải trình Bộ Tài chính để xử lý, giải quyết vấn đề này và báo cáo Thủ tướng để xem xét, quyết định.

Trao đổi với VnExpress, ông Trần Văn Vượng - Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cho hay quyết định truy thu EVN được đưa ra trên cơ sở thanh tra tài chính EVN. Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng phương án xử lý trường hợp này để truy thu và kịp bổ sung vào ngân sách trong những ngày cuối năm 2017.

Thanh Lan - Hoài Thu

Theo Vnexpress
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.