Facebook đứng trước nguy cơ bị chia nhỏ

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Facebook đã bị vướng vào hai vụ kiện chống độc quyền, khi hàng chục bang và chính quyền liên bang cáo buộc "gã khổng lồ" công nghệ này đã lạm dụng sự thống trị của mình trên thị trường kỹ thuật số để sáp nhập các đối thủ tiềm năng.

Facebook đứng trước nguy cơ bị chia nhỏ

Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đang muốn đưa ra một lệnh cấm vĩnh viễn tại tòa án liên bang, có thể yêu cầu công ty thoái vốn khỏi nhiều tài sản, bao gồm cả Instagram và WhatsApp, qua đó tách nhỏ Facebook, theo CNN.

Ông Ian Conner, Giám đốc Cục Cạnh tranh của FTC, cho biết: “Mạng xã hội cá nhân là trung tâm trong cuộc sống của hàng triệu người Mỹ. Các hành động của Facebook nhằm lôi kéo và duy trì sự độc quyền của mình bằng cách gạt bỏ sự cạnh tranh. Mục đích của chúng tôi là ngăn chặn hành vi phản cạnh tranh của Facebook và khôi phục nó để sự đổi mới và cạnh tranh tự do có thể phát triển".

Các vụ kiện song song cho thấy một thách thức chưa từng có đối với một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất của Thung lũng Silicon. Các khiếu nại tập trung vào các thương vụ mua lại tagram và WhatsApp, hai dịch vụ quan trọng trong đế chế của Facebook. Năm 2012, Facebook thông báo mua Instagram với giá 1 tỷ USD, hai năm sau công ty này thông báo đã mua lại ứng dụng WhatsApp trị giá 19 tỷ USD.

Các vụ kiện diễn ra khoảng 14 tháng sau khi Tổng chưởng lý bang New York Letitia James thông báo rằng văn phòng của bà đang dẫn đầu một nhóm luật sư điều tra Facebook về các hành vi phản cạnh tranh. Hơn 40 tổng chưởng lý cuối cùng đã ký vào đơn khiếu nại hôm thứ Tư. Phía FTC cũng đã tiến hành cuộc điều tra chống độc quyền của riêng mình đối với Facebook kể từ tháng 6 năm 2019.

"Trong gần một thập kỷ, Facebook đã sử dụng sự thống trị và sức mạnh độc quyền của mình để đè bẹp các đối thủ nhỏ hơn và loại bỏ sự cạnh tranh", bà Letitia James cho biết. "Bằng cách sử dụng kho dữ liệu và nguồn tiền khổng lồ của mình, Facebook đã bóp nghẹt hoặc cản trở những gì mà họ cho là các mối đe dọa tiềm ẩn".

Đơn kiện của chính phủ Mỹ yêu cầu Facebook thông báo cho các nhà chức trách về bất kỳ thương vụ mua lại nào trong tương lai có giá trị từ 10 triệu USD trở lên.

Phản bác lại các cáo buộc, bà Jennifer Newstead, Phó Chủ tịch kiêm Cố vấn Tổng hợp của Facebook khẳng định: "Sự thật quan trọng nhất trong vụ việc này, mà FTC không đề cập đến trong đơn khiếu nại dài 53 trang của mình, đó là họ đã ngó lơ các thương vụ mua lại này từ nhiều năm trước. Chính phủ hiện muốn lật ngược lại mọi thứ bằng cách gửi một cảnh báo lạnh lùng đến các doanh nghiệp Mỹ rằng không có thương vụ nào được chốt sổ".

“Mọi người và các doanh nghiệp nhỏ không chọn sử dụng các dịch vụ và quảng cáo miễn phí của Facebook bởi vì họ phải làm thế, mà họ sử dụng chúng vì các ứng dụng và dịch vụ của chúng tôi mang lại nhiều giá trị nhất”, bà Newstead nói thêm.

Sẵn sàng cho cuộc chiến pháp lý

Nguồn cơn vụ việc rõ ràng bắt nguồn từ những thương vụ sáp nhập của Facebook nhắm vào các nền tảng mạng xã hội tiềm năng, giúp công ty này sở hữu khoảng 3 tỷ người dùng trên toàn cầu.

Sự thống trị đó đã làm dấy lên câu hỏi của một số chuyên gia pháp lý, bao gồm cả các nhà lập pháp Mỹ, về việc liệu CEO Facebook Mark Zuckerberg có đặt ra mục tiêu vô hiệu hóa các mối đe dọa tiềm năng bằng cách "nuốt chửng" đối thủ hay không.

Đoán trước nguy cơ sẽ bị đưa ra tòa, Facebook đã nhiều năm chuẩn bị cho cuộc chiến này. Công ty này đã tích hợp chặt chẽ các ứng dụng của mình, mà theo các chuyên gia đây là động thái nhằm cản trở bất kỳ kịch bản bị chia nhỏ nào.

Facebook cũng không ngừng chiêu mộ các luật sư có kinh nghiệm trong các vụ tranh chấp thương mại và độc quyền.

Vào tháng 7, Mark Zuckerberg từng thông báo với các nhân viên rằng Facebook sẽ "đi đến nơi đến chốn" để chống lại một thách thức pháp lý nhằm chia tách công ty, theo nguồn tin của Reuters.

Vụ kiện Facebook khiến nhiều người nhớ tới vụ kiện chống lại Microsoft Corp vào năm 1998. Chính phủ liên bang Mỹ cuối cùng đã giải quyết ổn thỏa vụ việc, nhưng không thể phủ nhận rằng cuộc đấu tranh kéo dài nhiều năm của tòa án và việc đặt rào cản với Microsoft đã ngăn công ty này cản trở các đối thủ cạnh tranh và dọn đường cho sự phát triển bùng nổ của internet.

Tháng trước, Facebook cho biết họ đang mua lại công ty khởi nghiệp dịch vụ khách hàng Kustomer, trong một thương vụ mà tờ Wall Street Journal cho biết định giá Kustomer ở ​​mức 1 tỷ USD. Facebook cũng đã mua Giphy, một trang web phổ biến để tạo và chia sẻ hình ảnh động, hoặc GIF, vào tháng 5.

Bình luận
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt. 
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.