Vào ngày 1/12, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã đưa ra bản danh sách các công ty Mỹ có thể bị hacker tấn công với những cách thức mới, tinh vi hơn của các phần mềm độc hại.
Tin tặc không những đánh cắp dữ liệu, chúng còn tẩy xóa cácwebsite quan trọng của Hãng phim Sony |
Theo đó, phần mềm này được viết bằng tiếng Hàn và có cách thức tấn công hệ thống máy tính một cách ‘tự nhiên’, giống như quy trình tắt và khởi động máy tính.
Tờ New York Times cũng nằm trong danh sách cảnh báo dài 5 trang của FBI.
Mặc dù, nhiều nhà an ninh mạng suy đoán phần mềm độc hại được điều khiển bởi các hacker đến từ Bắc Triều Tiên thì FBI vẫn mở rộng cuộc điều tra sang các nước khác như Bolivia, Ý, Ba Lan, Thái Lan.
Jaime Blasco, một chuyên gia phần mềm độc hại ở California, cho biết, mặc dù xác định được các địa chỉ IP của các phần mềm độc hại, nhưng có khả năng nhiều hacker sử dụng địa chỉ IP giả để che đậy nguồn gốc thực sự của chúng.
Cổng trước của hãng Sony |
Sau vụ tấn công mạng hết sức tinh vi vào Sony này, toàn bộ hệ thống máy tính của hãng bị shutdown (tắt) đột ngột. Theo báo cáo, toàn bộ thông tin của hãng đã bị hacker lấy cắp, bao gồm số tiền lương và tiền thưởng hàng triệu USD của giám đốc điều hành, cùng số an sinh xã hội và chức vụ của nhân viên.
Một nhóm tin tặc có nickname là “Guardians of Peace” đã nhận là tác giả của các cuộc tấn công mạng vào Sony.
Những kẻ tấn công tự xưng này không những ăn cắp dữ liệu, chúng còn tẩy xóa các trang web quan trọng của Sony rồi thế vào đó hình ảnh chiếc đầu lâu nhuốm máu và giả mạo Sony trên Twitter để đăng những câu nói làm mất uy tín của hãng.
Trước đó, quan chức Bắc Triều Tiên đã chỉ trích gay gắt một bộ phim có tựa đề “The Interview” (2014) của hãng Sony.
Poster bộ phim "The Interview" |
Ngày 3/12, một công ty khác cũng chung số phận bị hacker tấn công là Deloitte, trụ sở tại thành phố New York.
Jonathan Gandal, phát ngôn viên của Deloitte, cho biết công ty đã được cảnh báo về việc dữ liệu cũ của Deloitte có thể bị lấy cắp. Tuy nhiên, Deloitte không thể xác nhận tình xác thực của các thông tin.
Về việc thông tin Deloitte bị rò rỉ, ông Jonathan Gandal cho biết: “Deloitte từ lâu đã được công nhận là một doanh nghiệp trả tiền lương công bằng, bình đẳng cho tất cả các nhân viên và minh bạch trong các khoản thu – nhận”.
Xem thêm:
1. Mỹ cáo buộc chính phủ Nga, Trung là trùm gián điệp mạng nguy hiểm
2. Top 10 virus máy tính nguy hiểm nhất mọi thời đại
3. FBI và bí mật khổng lồ bên trong tổ chức quyền lực nhất Mỹ
4. Phá đường dây buôn người, FBI giải cứu thành công 168 trẻ em
5. Hé lộ bí mật FBI “ngấm ngầm” đào tạo mật vụ đặc biệt đối phó với Liên Xô