Gần 160.000 người chết vì COVID-19 trên toàn cầu

Thế giới ghi nhận gần 160.000 ca tử vong do COVID-19 trong tổng số hơn 2,3 triệu ca nhiễm, phần lớn ở Mỹ và các nước châu Âu.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Rome, Italy ngày 8/4. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Rome, Italy ngày 8/4. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 19/4, tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 (gây dịch bệnh COVID-19) trên toàn thế giới là 2.324.549 trường hợp, trong đó 160.421 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm bệnh đã phục hồi là 595.410 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ, ghi nhận thêm 27.055 ca mắc và 1.766 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 736.790 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 38.920 trường hợp.

Một số bang tại Mỹ bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế. Bang Texas và bang Vermont sẽ cho phép một số doanh nghiệp mở cửa lại từ ngày 20/4, còn Montana sẽ bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế từ 24/4.

Tuy nhiên, một số thống đốc bang đã cảnh báo họ sẽ không vội vàng mở cửa trở lại nền kinh tế của mình trong bối cảnh hiện nay.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/4 công bố hướng dẫn tái khởi động nền kinh tế sau COVID-19, vạch ra quá trình mở cửa lại nước Mỹ gồm ba giai đoạn. Hướng dẫn không đề xuất ngày mở cửa cụ thể. Thay vào đó, kế hoạch này khuyến khích các bang tự dựa vào dữ liệu riêng để ra quyết định.       

Một số người ở Minnesota, Michigan, Ohio, Bắc Carolina, Virginia và các bang khác vài ngày qua biểu tình phản đối kéo dài lệnh yêu cầu công chúng ở nhà. Ông Trump bày tỏ sự ủng hộ với người biểu tình, cho rằng nên mở cửa trở lại ở các bang dịch bệnh không quá nghiêm trọng.

Tại Tây Ban Nha, số ca mắc COVID-19 vượt mốc 191.000 sau khi ghi nhận thêm 887 trường hợp trong ngày 18/4. Tây Ban Nha hiện là “ổ dịch” lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất ở châu Âu. Số ca tử vong do COVID-19 của Tây Ban Nha hiện tại là 20.639 sau khi ghi nhận thêm 637 trường hợp trong ngày 18/4.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã  đề nghị Quốc hội nước này gia hạn tình trạng khẩn cấp dể tiếp tục áp lệnh phong tỏa đến ngày 9/5 sau khi lệnh phong tỏa hiện nay kết thúc vào 25/4 tới. Tuy nhiên, việc nới lỏng các biện pháp hạn chế sẽ không được thực hiện đồng bộ trên toàn lãnh thổ Tây Ban Nha mà sẽ tuỳ theo diễn biến dịch tại mỗi vùng.

Italy báo cáo 3.491 ca nhiễm mới, gần tương đương mức 3.493 ca hôm qua, nâng số người nhiễm lên 175.925. Nước này ghi nhận thêm 482 ca tử vong, thấp hơn so với 575 hôm qua, nâng tổng số người chết lên 23.227.

Italy gia hạn phong tỏa toàn quốc đến 3/5, nhưng cho phép một số ngành sản xuất và cửa hàng mở lại vào ngày 14/4, gồm hiệu sách, tiệm giặt là, cửa hàng văn phòng phẩm, cửa hàng quần áo trẻ em.

Chính quyền cũng tuyên bố chiến thắng COVID-19 ở các khu vực miền Nam, trong khi các lãnh đạo của trung tâm công nghiệp ở miền Bắc đang hối thúc Thủ tướng Conte cho phép mở cửa trở lại càng nhiều doanh nghiệp và ngành công nghiệp càng tốt vào đầu tháng 5. Quy mô mở cửa kinh doanh sẽ được xác định bởi số người chết và phục hồi trong những ngày tới.     

Pháp ghi nhận thêm 3.824 ca nhiễm và 642 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 151.793 và 19.323. Số bệnh nhân điều trị trong bệnh viện giảm 551 ca, xuống còn 30.639. Bệnh nhân trong phòng chăm sóc tích cực giảm thêm 191, xuống còn 5.833. Đây là ngày thứ tư liên tiếp Pháp ghi nhận ca điều trị giảm và ngày thứ mười liên tiếp số bệnh nhân trong phòng chăm sóc tích cực giảm.

Pháp đã phong tỏa từ ngày 17/3 nhằm ngăn chặn virus lan rộng. Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố trong tuần này rằng lệnh phong tỏa có thể bắt đầu được nới lỏng từ ngày 11/5. Các trường học có thể dần mở cửa trở lại, nhưng các quán cà phê, rạp chiếu phim và địa điểm văn hóa sẽ vẫn đóng cửa.

Anh báo cáo thêm 5.525 ca nhiễm và 888 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên 114.217 và 15.464. Thống kê ca tử vong tại Anh chỉ tính những trường hợp chết trong bệnh viện. Số liệu thực tế có thể cao hơn nhiều vì nhiều người chết tại nhà và viện dưỡng lão.

Chính phủ Anh hôm 16/4 kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc thêm ít nhất ba tuần khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Ngoại trưởng Dominic Raab, người đang thay Thủ tướng Boris Johnson chủ trì các cuộc họp về COVID-19, cho hay nới hạn chế quá sớm "có nguy cơ gây thiệt hại cho cả y tế công cộng và nền kinh tế".  

Iran tiếp tục là vùng dịch lớn thứ hai châu Á với 80.868 ca nhiễm và 5.031 ca tử vong. Nước này ghi nhận thêm 1.374 ca nhiễm và 73 ca tử vong, đánh dấu ngày thứ năm liên tiếp số ca tử vong hàng ngày dưới 100.

Iran đã đóng cửa trường học, hoãn các sự kiện lớn và áp đặt một loạt hạn chế khác nhưng không phong tỏa nghiêm ngặt như nhiều nước khác. Chính quyền sẽ cho phép các doanh nghiệp nhỏ ở Tehran mở cửa trở lại vào ngày 18/4, sau khi áp dụng biện pháp tương tự với bên ngoài thủ đô vào tuần trước. Động thái này vấp phải sự chỉ trích từ các chuyên gia y tế nhưng các quan chức hàng đầu cho rằng các lệnh trừng phạt áp đặt lên Iran khiến họ không thể đóng cửa nền kinh tế.

Tại Đông Nam Á, Indonesia vẫn là vùng dịch lớn nhất khu vực với 6.248 ca nhiễm và 535 ca tử vong, tăng lần lượt 325 và 15 so với hôm qua. Quan chức Chính phủ Indonesia cho biết nước này có thể đạt đỉnh dịch vào đầu tháng 5.

Philippines xếp thứ hai với 6.078 ca nhiễm và 397 ca tử vong, tiếp đó là Singapore 5.992 ca nhiễm và 11 ca tử vong. Malaysia là vùng dịch lớn thứ tư khu vực với 5.305 ca nhiễm, trong đó 88 người đã chết.

Việt Nam, Lào, Campuchia và Timor Leste là những nước Đông Nam Á chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào do COVID-19.

Theo Chính phủ
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?