Gạt đi cuộc chiến tranh với Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhiều nỗi lo

(Ngày Nay) - Cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ đã khiến nhiều người quên đi những vấn đề khác đáng lo hơn của nền kinh tế Trung Quốc.
Gạt đi cuộc chiến tranh với Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhiều nỗi lo

Bắc Kinh đang phải vật lộn với các vấn đề khác mà cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ làm mọi thứ trầm trọng thêm. Nền kinh tế Trung Quốc hiện đang trong thời kỳ tăng trưởng chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Nước này đang phải gánh những khoản nợ khổng lồ, cùng với sự suy yếu của đồng nội tệ và nỗi lo về bong bóng bất động sản.

Mặc cho mức thuế quan mới mà chính phủ Mỹ Trump đánh vào các mặt hàng của Trung Quốc, tỷ trọng xuất khẩu vẫn tăng mạnh lên đến 16% trong tháng 10. Nhưng điều đó có thể thay đổi trong những tháng tới nếu mức thuế tăng lên 25% từ 10% vào cuối tháng 12, như Mỹ đã đe dọa.

Các khoản nợ khổng lồ

Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng trong những năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhờ vào các khoản nợ khổng lồ.

Gerard Burg, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Ngân hàng Quốc gia Australia  cho biết: "Tăng trưởng của Trung Quốc phần lớn dựa vào tín dụng". Tổng số nợ trong hệ thống tài chính Trung Quốc bây giờ đã gấp nhiều lần kích thước của toàn bộ nền kinh tế.

Một phần số tiền này đã được chi vào các lĩnh vực xây dựng cầu, đường và cơ sở hạ tầng khác. Nhưng phần lớn đã bị thất thoát trong các lĩnh vực quản lý yếu kém của nhà nước, chẳng hạn như các công ty lớn nhưng hoạt động không hiệu quả của nhà nước. Trong khi khu vực tư nhân năng động hơn lại không được ưu tiên hưởng lợi.

Cuối năm ngoái, Bắc Kinh đã đẩy mạnh nỗ lực của mình để kiềm chế mức nợ cao, đây là một trong những lý do chính khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện đang mất đà tăng trưởng.

Một số nhà phân tích hoài nghi về cam kết của chính phủ Trung Quốc trong việc dọn dẹp hệ thống tài chính của mình, đặc biệt khi sự suy thoái tăng lên và cuộc chiến thương mại ngày càng diễn ra phức tạp.

Chính quyền các tỉnh và các công ty nhà nước sẽ phải vật lộn để tồn tại do không còn được “bơm” các khoản vay lãi suất thấp như trước, theo Kevin Lai - nhà kinh tế tại ngân hàng đầu tư Daiwa Capital Markets.

Cắt giảm hạn mức tín dụng "sẽ có hậu quả rất tiêu cực, như tình trạng bất ổn xã hội, thất nghiệp và phá sản.. Đó là một kịch bản mà Bắc Kinh muốn tránh”, theo ông Lai.

Đồng nội tế mất giá

Chính phủ Trung Quốc cũng đang cố gắng để đối phó với các áp lực của đồng Nhân dân tệ. Đồng nội tệ của nước này đã giảm hơn 9% so với đồng USD kể từ tháng 1 năm nay. Với việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ nâng lãi suất đồng USD cùng với nỗi lo ngại về tín hiệu khả quan của kinh tế Trung Quốc đã khiến đồng Nhân dân tệ bị tổn thương.

Tuy việc đồng nội tệ của Trung Quốc yếu hơn đã thúc đẩy ngành xuất khẩu khổng lồ của Trung Quốc, vì điều này khiến các sản phẩm của Trung Quốc rẻ hơn trên thị trường toàn cầu. Nhưng sự sụt giảm của đồng Nhân dân tệ đã gây ra nhiều cơn đau đầu trong quá khứ.

Trong bối cảnh sụt giảm mạnh vào  năm 2015 và 2016, lượng tiền khổng lồ đã tràn ra khỏi Trung Quốc khi các nhà đầu tư đặt cược vào việc đồng Nhân dân tệ sẽ tiếp tục giảm. Cuộc khủng hoảng đã buộc Bắc Kinh chi hàng trăm tỷ USD để “chống lưng” cho đồng tiền của mình.

Theo Manu Bhaskaran, người sáng lập công ty nghiên cứu Centennial Asia, đồng nhân dân tệ giảm nhanh chóng sẽ lặp lại cái vòng lẩn quẩn trước đó.

Theo công ty nghiên cứu Capital Economics, Bắc Kinh dường như đã bắt đầu bước vào cuộc chiến chống lại việc đồng Nhân dân tệ suy yếu trong vài tháng qua.

Bong bóng bất động sản

Một mối đe dọa khác ẩn nấp trong thị trường bất động sản đang phát triển theo mức “quá nóng” của Trung Quốc.

Giá bất động sản của nước nàyđã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, theo công ty nghiên cứu Gavekal, điều này được cho là bởi tình trạng lãi suất thấp và thiếu nhà ở tại các thành phố lớn.

Nhưng thị trường bất động sản hiện nay "dường như đang cho thấy một số vết rạn nứt",ông  Aidan Yao - nhà kinh tế tại AXA Investment Managers cho biết. Ông chỉ ra trong một số trường hợp các nhà phát triển bất động sản lớn sẽ phải đột ngột giảm giá khi đối mặt với tình trạng nhu cầu suy yếu.

"Nó chỉ là vấn đề thời gian trước khi thị trường nguội đi", ông Yao nói thêm.
Ngành công nghiệp bất động sản là một trong số ít những điểm sáng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay nhưng lại trở thành gánh nặng nếu nó sụt giảm. Điều này sẽ tạo ra thêm một lớp áp lực", , theo các nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Fitch Solutions.

Vấn đề mãn tính

Các quan chức Trung Quốc đã chuyển sang cắt giảm thuế, chi tiêu cơ sở hạ tầng và chính sách tiền tệ lỏng lẻo hơn khi họ tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng một số chuyên gia nghĩ rằng đây là những bước đi sai lầm cho kinh tế của đất nước.

"Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng mãn tính, chứ không phải cấp tính", ông Derek Scissors - một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, có trụ sở tại Washington cho biết.

Theo quan điểm của ông Scissors, các vấn đề chính, chẳng hạn như tỷ lệ già hóa dân số nhanh chóng và môi trường kinh doanh không cạnh tranh của Trung Quốc, lại đang bị bỏ qua.

Chính phủ nước này đã nới lỏng chính sách sinh đẻ “một con” của mình và đã cố gắng tăng cường cạnh tranh với các kế hoạch để cung cấp cho các công ty nước ngoài quyền tiếp cận lớn hơn trong các lĩnh vực như ngân hàng và xe hơi.

Nhưng những động thái đó đã được đưa ra quá muộn hoặc không đi đủ xa, gây ra những lo ngại nghiêm trọng về tương lai dài hạn của kinh tế Trung Quốc, theo ông Scissors.

Theo CNN

TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.