Giá vàng thế giới, tính đến đầu giờ sáng 9/3 đang giao dịch quanh ngưỡng 1.296 USD/ounce, tăng 11 USD so với ngày hôm qua.
Theo Jim Iuorio, giám đốc điều hành tại TJM Instunityal Services, giá vàng tăng do Fed giữ lãi suất thấp vì lo ngại tăng trưởng trong nước. Điều này đã đẩy giá vàng lên cao hơn. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế yếu có thể làm hoảng loạn và gây bán tháo trên thị trường chứng khoán, điều này cũng sẽ có lợi cho vàng.
Thị trường vàng hiện đang tiêu hóa một sự hạ cấp dự báo tăng trưởng kinh tế nghiêm trọng từ Ngân hàng Trung ương châu Âu. Đây là điều có thể khiến ECB nới lỏng chính sách tiền tệ.
Đồng USD lên giá nhờ đồng Euro yếu đi sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ dự báo tăng trưởng của Khu vực sử dụng đồng euro trong năm nay xuống 1,1%, so với mức dự báo trước đó là 1,7%.
Khi đồng USD lên giá, giá vàng thường giảm do kim loại này, được định giá theo đồng bạc xanh, sẽ trở nên đắt hơn cho các nhà đầu tư mua bằng các đồng tiền khác. Tuy nhiên, nhờ các chỉ số chứng khoán của Mỹ giảm, nên giá vàng đã được đẩy lên.
Giá vàng trong nước, ghi nhận lúc 10 giờ ngày 9/3, giá vàng SJC tại TP. HCM được các doanh nghiệp vàng niêm yết phổ biến mua vào 36,57 triệu đồng/lượng, bán ra 36,7 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 80.000 đồng mỗi lượng so với phiên trước.
Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng SJC cũng không có biến động, hiện giá mua vào là 36,45 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra trong khoảng 36,62 –36,64 triệu đồng/lượng.
Tại Hà Nội và Đà Nẵng cùng thời điểm, giá vàng SJC giao dịch mua – bán quanh mốc 36,51 – 36,71 triệu đồng/lượng. Các thị trường trên đều tăng 40.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước.
Tập đoàn Doji cùng thời điểm trên niêm yết giá vàng SJC mua – bán ở quanh mức 36,56 – 36,66 triệu đồng/lượng, ngang giá so với chốt phiên trước.
Công ty Phú Quý cùng thời điểm niêm yết giá vàng SJC ở quanh mức 36,57 – 36,67 triệu đồng/lượng, tăng 30.000 đồng /lượng so với chốt phiên trước.