Giám sát thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cần đánh giá khách quan, không né tránh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 7/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đã chủ trì họp trực tuyến với các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc giám sát thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018).
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là công việc trọng tâm trong quá trình triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29. Những năm vừa qua, đặc biệt 5 năm gần đây, toàn ngành đã thực hiện nhiều việc, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Hơn 1 triệu nhà giáo đã miệt mài bỏ công sức để triển khai chương trình mới. Vì vậy, việc giám sát thực hiện Nghị quyết 88, Nghị quyết 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là việc lớn, hệ trọng mà toàn ngành đang làm, đang thực hiện trách nhiệm giải trình với xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Đây là việc cần làm để thông qua đó Quốc hội, người dân, cử tri hiểu được đầy đủ, sâu sắc, toàn diện hơn về những việc ngành Giáo dục làm. Nếu làm tốt giải trình, báo cáo, thực hiện việc phục vụ giám sát sẽ giúp xã hội hiểu hơn về công việc của ngành Giáo dục. Ngược lại, bao công sức đã làm, xã hội không hiểu đến, không hiểu đủ, có thể dẫn đến cái nhìn sai lệch, thậm chí ảnh hưởng đến những chính sách với ngành trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo, báo cáo với lãnh đạo địa phương, đoàn giám sát. Đồng thời, cần cử người phù hợp, thực sự am hiểu công việc để đưa đoàn giám sát đến các trường học. Qua thực tế, đoàn giám sát thấy được chiều sâu, khách quan nhất, đầy đủ nhất những gì ngành Giáo dục đang làm.

Liên quan đến nội dung báo cáo, giải trình, trao đổi của các địa phương, theo Bộ trưởng, báo cáo thực hiện theo mẫu, theo yêu cầu nhưng cũng phải nhấn mạnh, đi sâu vào các vấn đề trọng tâm, trọng điểm. Đó là sự chủ động của nhà trường cần thực hiện đến đâu? Nhà giáo cần đổi mới điều gì trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn so với trước đây? Các nơi có điều chỉnh gì về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá? Quan điểm mới đối với sách giáo khoa? Việc sử dụng sách giáo khoa như thế nào? Quy trình trong chọn sách giáo khoa ra sao…

Bộ trưởng cho rằng, đổi mới là một quá trình và hiện nay công cuộc này vẫn đang được triển khai. Kết quả đổi mới trong giáo dục có khi nhiều năm sau mới nhìn thấy được. Vì vậy, nhiều vấn đề chưa nên nhận định vội về kết quả mà cần làm rõ đã, đang làm được những gì, làm đến đâu...Cần đánh giá khách quan, không né tránh những khó khăn, vướng mắc nhưng cũng không biến việc nhỏ thành lớn.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn Nguyễn Kim Sơn đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề nhà giáo bởi áp lực của sự thay đổi trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt rất nhiều lên nhà giáo. Lực lượng cần đổi mới nhất cũng là nhà giáo. Quyết định mức độ thành công của đổi mới cũng là sự đổi mới của nhà giáo được đến đâu, do đó, đây là lực lượng cần được hỗ trợ, quan tâm nhất. Khi đưa đoàn giám sát xuống cơ sở, người đứng ra báo cáo, đối tượng quản lý là một phần, nhưng nên để thầy cô trực tiếp giảng dạy lên tiếng một cách khách quan nhất, nói được đúng, được hết các trải nghiệm của mình. Đây cũng là dịp để ngành Giáo dục liên tiếng kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ những vấn đề về cơ sở vật chất; đầu tư tài chính; chính sách… để khi tổng hợp lại sẽ tạo sức nặng từ nhiều tỉnh, thành phố.

Tại cuộc họp, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã thông tin về tình hình thực hiện trách nhiệm giải trình trước đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương. Nhìn chung, các Sở đều chủ động, sẵn sàng để đón đoàn giám sát với tinh thần nghiêm túc, cầu thị, giải trình và tiếp nhận ý kiến nhận xét, đánh giá để tiếp tục triển khai tốt hơn trong thời gian tới.

Củng cố, duy trì đội cơ động hỗ trợ tuyến dưới xử lý dịch bệnh trong mưa lũ
Củng cố, duy trì đội cơ động hỗ trợ tuyến dưới xử lý dịch bệnh trong mưa lũ
(Ngày Nay) - Bộ Y tế cho biết, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, nhất là tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ và xảy ra tình trạng ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở nhiều địa phương đã gây các thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân.
Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi
Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi
(Ngày Nay) - Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Cơ quan Phát triển và Hợp tác Thụy Sĩ (SDC) ngày 12/9 thông báo sẽ cử 6 chuyên gia từ bộ phận Viện trợ Nhân đạo Thụy Sĩ đến Việt Nam và cung cấp 1 triệu franc để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi tại quốc gia Đông Nam Á này.
Tổng thống Nga đưa ra cảnh báo mới với NATO
Tổng thống Nga đưa ra cảnh báo mới với NATO
(Ngày Nay) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng việc dỡ bỏ các lệnh cấm Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây sẽ trực tiếp khiến Mỹ và các đồng minh tham gia vào xung đột với Nga và sẽ bị đáp trả một cách thích hợp.
Di dời người dân ra khỏi những khu vực nguy hiểm
Di dời người dân ra khỏi những khu vực nguy hiểm
(Ngày Nay) -  Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu sau bão số 3, một số tỉnh, thành phố đã triển khai phương án di dời người dân tại các khu vực nguy hiểm và chuẩn bị lực lượng, phương tiện cứu hộ khi cần thiết. Mục tiêu là đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Phú Thọ: Nước rút tới đâu, khắc phục tới đó
Phú Thọ: Nước rút tới đâu, khắc phục tới đó
(Ngày Nay) - Với tinh thần “nước rút tới đâu, khắc phục tới đó”, hiện nay nhiều địa phương của tỉnh Phú Thọ đang dồn sức khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất của người dân sau ảnh hưởng của mưa lũ.
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh "đừng quên tiêm vaccine sởi cho trẻ"
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh "đừng quên tiêm vaccine sởi cho trẻ"
(Ngày Nay) -  Thời gian qua, các bệnh viện nhi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ mắc sởi biến chứng nặng. Hầu hết các trẻ đều có bệnh lý nền mạn tính, chưa được tiêm vaccine phòng sởi hoặc tiêm chưa đầy đủ. Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh “đừng quên tiêm vaccine sởi cho trẻ”.
Dồn lực hỗ trợ người dân vùng rốn lũ Nho Quan
Dồn lực hỗ trợ người dân vùng rốn lũ Nho Quan
(Ngày Nay) -  Những ngày qua, mưa lớn kết hợp với nước thượng nguồn đổ về khiến hàng nghìn hộ dân của huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) ngập trong nước lũ. Mất điện sinh hoạt, thiếu nước sạch khiến đời sống sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn. Chính quyền địa phương đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ bà con nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa lũ.