Giới phân tích cảnh báo: 'Chính phủ Mỹ đang ném tiền qua cửa sổ'

(Ngày Nay) - Theo các nhà phân tích, chi phí cho việc đóng cửa một phần của chính phủ liên bang Mỹ hiện tại có khả năng đã vượt qua mức 5 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang yêu cầu để xây dựng một bức tường biên giới phía nam.
Giới phân tích cảnh báo: 'Chính phủ Mỹ đang ném tiền qua cửa sổ'

Chính phủ liên bang Mỹ đã đóng cửa một phần từ ngày 22/12 năm ngoái sau khi Thượng viện từ chối thông qua khoản ngân sách 5 tỷ USD của Trump cho một bức tường biên giới. Yêu cầu trước đó đã được đưa vào một dự luật thông qua tại Hạ viện, nhưng không được Thượng viện thông qua trước hạn chót là ngày 21/12.

Hiện tại, 9 trong số 15 Bộ, cũng như hàng chục cơ quan và chương trình liên bang khác, đã đóng cửa hoặc giảm các dịch vụ. Ngoài ra, khoảng 800.000 nhân viên liên bang đang ở trong tình trạng hỗn loạn hoặc bị buộc phải tiếp tục làm việc mà không được trả lương, khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại hàng tỷ USD.

Trong 16 ngày đóng cửa của chính phủ Mỹ vào năm 2013, Thượng nghị sĩ Rand Paul, nói rằng "việc đóng cửa chính phủ còn gây tốn kém hơn việc duy trì".

Các nhân viên liên bang không được trả lương trong thời gian ngừng hoạt động thường nhận được khoản bù lại sau khi chính phủ được mở cửa hoàn toàn trở lại, dù họ đã bị sa thải.

"Chúng tôi đang trả tiền cho mọi người để không làm gì cả", ông Gordon Gray - Giám đốc chính sách tài khóa của nhóm vận động chính sách Diễn đàn hành động Mỹ, cho biết. "Điều này thực sự lãng phí. Về cơ bản, chính phủ liên bang đang ném tiền ra ngoài cửa sổ".

Một phân tích về việc chính phủ Mỹ đóng cửa tháng 10 năm 2013 bởi Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB), cho thấy tăng trưởng GDP của nước này đã giảm từ 0,2-0,6%, tương đương với thiệt hại kinh tế từ 2 đến 6 tỷ đô la.

Theo ông Gray, chi phí cho việc đóng cửa hiện tại tương tự như chi phí ngừng hoạt động năm 2013.

Nhà nghiên cứu cao cấp William G. Gale của Viện Brookings tuần này cho biết rằng số tiền mà Tổng thống Trump cùng đảng Dân chủ đang tranh chấp chỉ là con số rất nhỏ so với những thiệt hại trong tương lại.

"Các chương trình không có kinh phí hiện tại tiêu tốn hơn 300 tỷ USD mỗi năm", ông Gale viết trong một báo cáo vào tuần này. "Ngược lại, số tiền tranh chấp liên quan đến bức tường biên giới là khoảng 4 tỷ USD".

Có quan niệm cho rằng phần lớn chính phủ nên đóng cửa vì những bất đồng trong một lĩnh vực nhỏ của chi tiêu chính phủ là bất chấp logic và lẽ thường. Không có doanh nghiệp nào vận hành theo cách đó. Trong khi tranh chấp chính trị vẫn tiếp tục, nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng", nhà nghiên cứu chỉ ra.

Theo Sputnik
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).