Góc khuất của những bà mẹ đơn thân Hàn Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ phim tài liệu “Forget Me Not - A Letter to My Mother” của nữ đạo diễn người Đan Mạch gốc Hàn Sun Hee Engelstoft đã khắc hoạ hình ảnh chân thực hình ảnh những người mẹ đơn thân Hàn Quốc, đặc biệt là áp lực mà họ gánh chịu khi phải từ bỏ con mình.
Một cảnh trong phim tài liệu “Forget Me Not - A Letter to My Mother”.
Một cảnh trong phim tài liệu “Forget Me Not - A Letter to My Mother”.

Ban đầu, khi quyết định làm một bộ phim tài liệu ở Hàn Quốc, Engelstoft đã lên ý tưởng về một câu chuyện hạnh phúc đằng sau hành trình trở thành người mẹ của một cô gái trẻ, nhưng mọi chuyện đều không diễn biến như tính toán ban đầu của cô. Engelstoft vẫn quyết âm thực hiện dự án này dù câu chuyện ngày càn trở nên tăm tối.

Khi chỉ mới 4 tháng tuổi, Sun Hee Engelstoft và 7 em bé khác đã bị gửi đi và được các gia đình ở Đan Mạch nhận nuôi vào năm 1982. Mẹ ruột của cô chỉ mới 19 tuổi khi ký giấy từ bỏ cô. Engelstoft là một trong khoảng 210.000 trẻ em Hàn Quốc được nhận làm con nuôi quốc tế kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc từ năm 1953 đến nay.

Góc khuất của những bà mẹ đơn thân Hàn Quốc ảnh 1

Nữ đạo diễn Sun Hee Engelstoft. Ảnh: AP

"Tôi có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình bố mẹ nuôi. Tôi cũng rất yêu quê hương thứ hai, nhưng tôi luôn là người ngoài cuộc. Khi đi bộ xuống phố, các bạn cùng trường sẽ chạm vào tóc tôi vì nó sẫm màu và khác với của họ. Nhìn chung, nó vẫn là những kí ức rất đẹp, nhưng cũng là khoảng thời gian tôi phải sống trong sự cô lập", cô chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với tờ Korea Times.

Khi trưởng thành, Engelstoft đã phải đối mặt với những thành kiến ​​và khuôn mẫu vì thân phận con nuôi và gốc gác Hàn Quốc của mình.

Vào năm 2002, khi tròn 20 tuổi, Engelstoft đã trở về Hàn Quốc lần đầu tiên với mục đích tìm hiểu về nguồn gốc của bản thân và tìm người mẹ ruột của cô.

"Tôi luôn tự hỏi mình đến từ đâu. Tôi đã hy vọng sẽ tìm được gia đình của mình. Chuyến đi trở về Hàn Quốc là một cú sốc lớn đối với tôi vì lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy mình thuộc về một nơi nào đó", cô bộc bạch.

Góc khuất của những bà mẹ đơn thân Hàn Quốc ảnh 2

Những bà mẹ đơn thân Hàn Quốc là nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội Hàn Quốc.

Engelstoft sau đó trở về trại trẻ Namkwang ở Busan, cùng manh mối về người mẹ tên Shin Bok-sun. Trong vòng hai ngày, cảnh sát đã tìm thấy 3 người phụ nữ trùng tên, một người thừa nhận đã từng bỏ một đứa trẻ, gửi đi làm con nuôi, nhưng do lập gia đình riêng, mà không muốn gặp Engelstoft.

“Tôi vô cùng bàng hoàng khi biết điều đó”, Engelstoft chia sẻ. “Nó đã làm trái tim tôi tan nát”.

Sau đó, chính cuộc tìm kiếm mẹ ruột đã đưa cô đến trung tâm bảo trợ Aesuhwon, cơ sở dành cho những bà mẹ đơn thân trên đảo Jeju. Đây cũng chính là khởi đầu cho quá trình làm bộ phim “Forget Me Not - A Letter to My Mother” của cô.

Trong thời gian quay phim kéo dài hơn một năm rưỡi, Engelstoft đã ở lại đảo Jeju và từ đó có cơ hội quen biết với những bà mẹ đơn thân và được nghe kể những câu chuyện của họ.

“Toàn bộ quá trình làm bộ phim này giống như mở một chiếc hộp Pandora vậy”, nhà làm phim chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với tờ Korea JoongAng Daily. “Mỗi khi tôi bắt đầu cảnh quay với một người phụ nữ hoặc theo dõi câu chuyện của cô ấy, tôi đều thấy rằng họ rất muốn giữ lại đứa con của mình, nhưng mọi chuyện luôn diễn ra theo cách khác”.

Góc khuất của những bà mẹ đơn thân Hàn Quốc ảnh 3

“Tôi chưa bao giờ gặp một người phụ nữ thực sự muốn cho đi đứa con của mình và điều đó khiến tôi vô cùng ngạc nhiên, vì ở phương Tây, mọi người đều quan niệm về phụ nữ Hàn Quốc rằng họ rất dễ dàng cho đi con của mình và có nhiều người sẵn sàng nhận nuôi những đứa trẻ ấy. Điều này không phải sự thật”, cô chia sẻ thêm.

Engelstoft cũng chia sẻ rằng đây là khám phá lớn nhất của của cô sau quá trình thực hiện bộ phim tài liệu này. Trên thực tế, những người phụ nữ không hề từ bỏ đứa con của mình, mà buộc phải làm như vậy, họ không có sự lựa chọn nào khác. Họ phải lựa chọn giữa gia đình, cuộc sống của chính mình và cuộc sống của đứa con.

“Bộ phim được quay chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2013 – 2014, vậy nếu những người phụ nữ ở Hàn Quốc vẫn ở trong tình cảnh như vậy, thì vào năm 1982, khi sinh tôi, mẹ còn đã phải chịu đựng những điều khủng khiếp đến mức nào?", Engelstoft đặt câu hỏi.

Sau thời gian ở Hàn Quốc, Engelstoft ghi lại được khoảng 350 giờ quay các phân đoạn. Ban đầu cô dự tính công tác hậu kỳ của bộ phim sẽ chỉ mất 2 năm để hoàn thành. Tuy nhiên, với mong muốn tìm hiểu về hoàn cảnh của chính người mẹ ruột, Engelstoft đã bị cuốn vào cuộc hành trình và bộ phim đã phải mất đến 8 năm để hoàn thành.

Đạo diễn Engelstoft cho biết cô hy vọng bộ phim này sẽ góp phần đại diện cho tiếng nói của những người mẹ đơn thân, giúp họ tự tin chia sẻ những câu chuyện của mình. Đồng thời, cô bày tỏ mong muốn xã hội sẽ xoá bỏ được những định kiến đối với những bậc cha mẹ đơn thân và con cái của họ.

Góc khuất của những bà mẹ đơn thân Hàn Quốc ảnh 4

Một cảnh trong bộ phim.

Cô cũng hy vọng rằng khi người mẹ ruột của mình xem bộ phim này, bà sẽ biết được rằng cô đã tha thứ cho bà.

Trong một buổi phỏng vấn với Korea Herald, Engelstoft đã từng nhận được câu hỏi rằng nếu gửi thư cho mẹ đẻ của mình, cô sẽ nói những gì?

“Tôi muốn nói rằng tôi yêu bà rất nhiều. Mọi chuyện trước đâu không còn quan trọng nữa. Tôi mong bà ấy sẽ dũng cảm gặp mặt tôi. Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện của những người phụ nữ, những người mẹ đơn thân nhưng chưa bao giờ tôi được nghe những lời bộc bạch từ mẹ ruột. Tôi thực sự muốn biết những gì đã xảy ra với bà", Sun Hee Engelstoft chia sẻ.

Đạo diễn Engelstoft cũng bật mí thêm rằng cô sẽ tiếp tục sản xuất các bộ phim tài liệu lấy cảm hứng từ những câu chuyện cá nhân, và cho biết dự án tiếp theo của cô sẽ là một bộ phim viễn tưởng về hình ảnh người cha.

Bộ phim “Forget Me Not - A Letter to My Mother” hiện đang được công chiếu tại các rạp chiếu ở Hàn Quốc. Khía cạnh được khai thác nhiều nhất xuyên suốt bộ phim này chính là tình yêu mà những người mẹ dành cho đứa con còn chưa lọt lòng của họ, và những sự phản đối vô cùng gay gắt từ phía gia đình, xã hội đối với họ.

Theo Korea Times,Korea JoongAng Daily,Korea Herald
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?